Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Dinh dưỡng và thể thao


Dinh dưỡng và tập luyện thể dục thể thao là yếu tố quan trọng duy trì và tăng cường sức khoẻ con người. Dinh dưỡng là vật chất cơ sở của sự hình thành cấu tạo cơ thể. Thể dục thể thao là biện pháp hiệu quả để tăng cường chức năng cơ thể. Sự phối hợp một cách khoa học hai mặt này càng thúc đấy có hiệu quả sự phát dục của cơ thể, nâng cao sức khoẻ và thành tích thể thao. Nếu chỉ chú ý đến dinh dưỡng mà thiếu tập quyền thì cơ bắp sẽ không săn chắc, sẽ béo phì, không lực, chức năng yếu. Ngược lại, nếu chỉ chú ý tập quyền, thiếu dinh dưỡng cần thiết, năng lượng cung cấp cho cơ thể ít đi, không được bù đắp tương ứng sẽ gây khó khăn cho quá trình sinh trưởng và phát dục, thậm chí có thể bị suy dinh dưỡng. Cho nên muốn tập thể dục thể thao có hiệu quả cần thiết phải bảo đảm chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Do tập luyện thể dục thể thao có đặc điểm là tăng cường trao đổi chất trong cơ thể cho nên phải có yêu cầu đặc biệt về chế độ dinh dưỡng. Dinh dưỡng hiện đại đối với vận động viên không chỉ là duy trì sức khoẻ nói chung, mà phải dựa vào tính đặc thù của các môn thể thao và phải sử dụng thức ăn một cách khoa học. Những cung trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực thể dục thể thao đã xác nhận việc tuyển chọn chuẩn xác, công tác huấn luyện khoa học và dinh dưỡng hợp lý là ba mặt không thể thiếu được trong việc chiếm lĩnh đỉnh cao thành tích.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Dinh dưỡng và chức năng sinh lý


Dinh dưỡng có ảnh hưởng tới chức năng sinh lý của cơ thể ở cả hai mặt thần kinh và thể dịch.

Thời kỳ sinh trưởng có tính quyết định của não người là 2 tuần sau khi sinh. Nếu lúc đó thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của não bộ. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, dinh dưỡng không tốt có ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của nhi đồng và có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng. Thực nghiệm trên động vật đã chứng minh, nếu dinh dưỡng thiếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến não bộ và phải mất hai thế hệ sau mới hồi phục.

Sự điều tiết bằng thể dịch đối với chức năng sinh lý dựa vào các hocmon, men, chất khoáng và vitamin. Chất khoáng và vitamin ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ các chất. Còn hocmon, men tham gia vào quá trình chuyển hoá protit, lipit, chất khoáng và vitamin. Các chất này được hấp thụ từ thực phẩm. Cho nên dinh đường tốt hay xấu đều. ảnh hưởng trực tiếp tới các chất cơ sở điều tiết thể địch. Ví dụ, chất lượng của protit có ảnh hưởng tới hoạt tính của men ở gan và tỷ trọng thể dịch; lipit có ảnh hưởng đến hocmon; các protit cấp cao và vitamin C có ảnh hưởng tới chức năng tuyến thượng thận, thiếu chúng chức năng vận chuyển oxy trong máu giảm.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Dinh dưỡng và sức khoẻ


Dinh dưỡng có quan hệ mật thiết với sức khoẻ. Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý không những có tác dụng tăng cường sức khoẻ, mà còn là biện pháp phòng ngừa bệnh tật. Song dinh dưỡng quá thừa cũng làm mất thăng bằng, quá nhiều năng lượng sẽ gây bệnh béo phì, cao huyết áp. Thành phần dinh dưỡng không thích hợp cũng ảnh hưởng tới bệnh tật. Dinh dưỡng nhiều mỡ động vật cũng có hại cho sức khoẻ.

Dinh dưỡng có vai trò kháng thể, miễn dịch. Dinh dưỡng không đầy đủ gây giảm kháng thể, dễ nhiễm bệnh. Ngược lại, dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể phục sức tốt.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng dinh dưỡng hợp lý sẽ kéo dài tuổi thọ của con người thêm được 20 năm. Người Trung Quốc có câu "Bổ thuốc không bằng bổ dưỡng".


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

TÍNH QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG


Dinh dưỡng là vật liệu cơ sở để duy trì hoạt động cơ thể, đinh dưỡng không hợp lý có liên quan trực
tiếp đến thể chất của mỗi cá thể, đến sức khoẻ và tuổi thọ, ảnh hưởng lớn đến sự mạnh yếu của một
dân tộc, một quốc gia.

Dinh dưỡng và sự sinh trưởng phát dục
Quá trình sinh trưởng phát dục chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố di truyền, dinh dưỡng, vận động,
hoàn cảnh sống và bệnh tật, trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, bởi vì dinh dưỡng là vật chất
cấu tạo cơ thể.

Trong quá trình sinh trưởng và phát dục, cơ thể không ngừng hấp thụ dinh dưỡng để cấu tạo tế bào
tổ chức. Nếu sự cung cấp dinh dưỡng không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng tự nhiên.
Các công trình nghiên cứu cho thấy giữa chiều cao, cân nặng của thai nhi và mức độ dinh dưỡng có
sự tương quan theo tỉ lệ thuận. Dinh dưỡng hợp lý sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng phát dục của cơ thể nhi
đồng. Theo kiểm tra của Tổ chức Dinh dưỡng thế giới, mức độ dinh dưỡng tương quan với sự phát
triển của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

VỆ SINH DINH DƯỠNG

Con người muốn tồn tại và hoạt động cần thiết phải tiếp nhận dinh dưỡng để duy trì phát dục sinh trưởng, bảo đảm các chức năng sinh lý và trao đổi chất bình thường trong quá trình sống.

Do vậy toàn bộ quá trình hấp thu, tiêu hoá, sử dụng nguyên liệu các chất gọi là dinh dưỡng. Môn học nhằm nghiên cứu sử dụng hợp lý các chất bổ dưỡng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ thể, duy trì sức khoẻ, nâng cao chức năng cơ thể được gọi là môn dinh dưỡng học.

Những thức ăn có hiệu quả sinh lý đối với cơ thể sống được gọi là chất dinh dưỡng. Các chất đinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người có mười mấy loại có thể chia làm 7 loại chính. Ðó là protit, lipit, gluxit, vitamin, muối, khoáng, nước và xenlulo.

Ðiều kiện cần có của chất dinh dưỡng là có hiệu quả sinh lý (cung cấp năng lượng, cấu tạo tổ chức cơ
thể và điều tiết chức năng sinh lý ...), cơ thể tiến hành trao đổi chất bình thường...


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Kiểm soát cân nặng


Mục tiêu của chế độ ăn giảm cân nơi vận động viên là gi.ảm khối mỡ mà không ảnh hưởng đến dự trữ glycogen, nước và khối nạc của cơ thể. Ðiều quan trọng là chế độ ăn phải đủ chất tinh bột để tái dự trữ glycogen.. sau mỗi
đợt tập luyện. Thực đơn ít chất béo nhưng chứa đủ các chất dinh đường cần thiết trong số năng lượng đủ để giảm số cân mong .muốn. Sự sụt cân nhanh bằng tiết chế hay bằng phương pháp khác cần tránh nếu ảnh hưởng đến thành tích do cạn kiệt dự trữ glycogen và nước (Smith, 1984).

Ðối với vận động viên cần tăng cân, mục tiêu là tăng khối lượng cơ chứ không phải khối mỡ. Khối cơ được quyết định bởi tác dụng của tập luyện và chế độ ăn thích hợp với tỉ lệ chất tinh bột cao trong tập luyện. Cần chú ý để bảo đảm lượng thức ăn ăn vào hàng ngày, không bỏ bùa và có các bữa phụ giàu chất tinh bột giữa các bữa ăn chính.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Chất hỗ trợ (ergogenic aids)


Chất hỗ trợ là các chất giúp tăng thành tích hơn mức độ bình thường. Sữa ong chúa, phấn hoa, nhân sâm, cafein, coenzym. QLO ... thường được coi là các chất có khả năng hỗ trợ tăng thành tích và được nhiều vận động viên sử dụng. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy chúng chỉ có tác đụng như giả dược (placebo).

Các vận động viên cần được động viên để thực hiện chế độ tập luyện đúng, chế độ ăn phù hợp, đụng cụ tập luyện tốt, nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ, và có một tinh thần đúng đắn là cách tốt nhất để đạt thành tích thay vì dựa vào các chất hỗ trợ.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Nhu cầu Các chất khoáng ( đối với vận động viên)



                                         Trong nước nho có các loại chất khoáng như Kali, magiê.


Hai khoáng chất cần quan tâm là sắt và canxi. Vận động thể lực cao và một số chấn thương làm tăng nhu cầu sắt ở mức độ nhẹ. Các vận động viên tiết chế ăn ít có nguy cơ thiếu chất sắt, đặc biệt nếu ăn chay. Thiếu sắt làm giảm rõ rệt thành tích thể thao. Cần chú ý là, các vận động viên thường có nồng độ hemoglobin hơi thấp hơn
bình thường không phải do thiếu máu, mà do tăng khối lượng huyết tương...

Các vận động viên tiết chế để có thân hình thật mảnh mai, tỷ lệ mỡ rất thấp dẫn đến mất kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, có nguy cơ bị loãng xương do giảm lượng ơstrogen và gãy xương do stress. Do vậy cần tăng lượng canxi cung cấp cho đối tượng này.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Nhu cầu vitamin (trong khẩu phần của vận động viên)


Chế độ ăn cân đối cung cấp đủ nhu cầu sinh tố cho cơ thể và việc bổ sung vitamin trong trường hợp này không làm tăng thành tích. Tuy nhiên có một số tình huống có thể không cung cấp đủ nhu cầu, như những người có thói quen ăn uống thiên lệch (ít ăn rau và trái cây chẳng hạn), hoặc tiết chế giảm cân, hoặc ngược lại có nhu cầu rất
cao song lại dùng quá nhiều thực phẩm "calori rỗng" nghèo chất dinh dưỡng, như nước uống chứa đường để khỏi phải ăn quá nhiều. Cả hai thái cực đều dẫn đến thiếu hụt và cần bổ sung thêm đa sinh tố, nhưng không dùng liều quá cao (Vander Beek, 1991).


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Chất béo( trong khẩu phần của vận động viên)


Khác với lượng glycogen có dự trữ rất hạn chế, chất béo trong hoạt động thể lực được coi là nguồn dự trữ vô hạn. Ngay cả vận động viên nữ mảnh mai nhất cũng có lượng mỡ dự trữ là 7-10% trọng lượng cơ thể nên cũng có nguồn dự trữ lớn về năng lượng. Vì thế không cần tăng lượng chất béo trong khẩu phần. Mức 20-25% chất béo có lẽ là hợp lý.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Nhu cầu protein (đối với vận động viên)

Ða số vận động viên ăn nhiều protein hơn cần thiết với hy vọng tạo thêm cơ bắp và sức mạnh, mặc dù các Uỷ ban về dinh dưỡng thể thao đều không khuyến cáo việc tăng sử dụng protein đối với hoạt động thể lực. Các nghiên cứu trên thực nghiệm trong 15-20 năm qua đều nhận định việc tập luyện thường xuyên không làm tăng
nhu cầu protein.

Theo Lemon, 1991 thì nhu cầu là l,2-l,7g protein/kg thể trọng đối với vận động viên cần tốc độ nhanh và l,2-l,4/kg - đối với vận động viên cần sức bền.

 Theo Rogoz thì nhu cầu protein là 13% đối với khẩu phần 4.000- 5.000 Kcal; 12% cho khẩu phần 5.500-6.400kcal và 11% cho khẩu phần 8.000Kcal.

Trên thực tế các vận động viên thường ăn vượt nhu cầu. Một nghiên cứu tại ý cho thấy, vận động viên cần ăn 2,2 - 2,8g protein/kg thể trọng chiếm 17 - 18% năng lượng). Laricheva và Al cũng công bố lượng protein là 2,12 - 2,76g/kg thể trọng cho vận động viên đẩy tạ trong thời gian luyện tập, dù ngoài thời gian đó giảm xuống
còn 1,36 - l,8g/kg trọng lượng thân thể.

Các nghiên cứu cho thấy, thông thường các vận động viên ăn đư khoảng 100g protein mỗi ngày. Nếu tất cả lượng protein đó đều được sử dụng để tạo cơ thì khối cơ sẽ tăng 500g mỗi ngày? Tất nhiên điều này không xảy ra và lượng protein dư thừa chỉ làm tăng chuyển hoá, tăng tạo urê và tăng gánh nặng cho gan và thận. Các
viên đạm (axit min) mà vận động viên, nhất là vận động viên thể hình thường uống hàng ngày hoàn toàn là vô nghĩa khi mà chế độ ăn bình thường đã cung cấp dư lượng protein cho việc tổng hợp protein cơ bắp, cũng như để tạo năng lượng.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Nhu cầu năng lượng (cho vận động viên)

Năng lượng cho hoạt động thể lực thường chiếm 25-35% tiên hao năng lượng hàng ngày, có thể tăng lên 75% khi tập với cường độ cao và kéo dài. Nhu cầu năng lượng đối với vận động viên đao động từ 1500kcal đối với các nữ vận động viên thể dục dụng cụ đến 6.000-7.000KCal đối với các vận động viên đua xe
đường trường.

Một số loại hình thể thao có yêu cầu cao về vóc dáng nh thể dục đụng cụ nữ, vận động viên thể hình, trượt băng nghệ thuật... hoặc các môn thề thao xếp loại cân nặng khi thi đấu như judo, vật, quyền Anh - vận động viên các môn đó nhiều khi tiết chế để giảm cân hoặc để tạo một cấu trúc thể hình nào đó. Họ phải thường xuyên tiết chế cho mỗi lần thi đấu, rồi lại tăng trọng lại sau đó (weight cycling) sẽ càng ngày càng thấy khó giảm cân sau này, trong khi tăng cân ngày càng dễ dàng hơn.

Các nữ vận động viên theo các chương trình tập quyền căng thẳng trong lúc tiết chế, ăn ít năng lượng có thể bị rối loạn kinh nguyệt, kể cả mất kinh, giảm mật độ xương, gây loãng xương và thiếu máu do thiếu sắt (Westerterp và Sanh, 1991). Khẩu phần ăn có năng lượng thấp thường không cung cấp đủ các yếu tố vi lượng như vitamin và khoáng chất. Các vận động viên nữ nổi tiếng của các môn thể thao đòi hỏi cao về
hình thể thường dễ bị rối loạn hành vi ăn uống, như chán ăn kéo dài chẳng hạn.

Một số vận động viên thực hiện giảm cân nhanh ngay trước cuộc thi để được xếp hạng cân thấp hơn (make weight) còn bằng các biện pháp như tập luyện quá sức, nhịn ăn, gây nôn, hạn chế uống nước, dùng các thuốc nhuận tràng, lợi tiểu . . . Ðiều này làm suy kiệt dự trữ của cơ thể và gây bất lợi nhiều hơn lợi thế được xếp xuống hạng cân. Cần có kế hoạch giảm cân từ từ, lâu dài một cách khoa học để vẫn duy trì được tập luyện và giữ vững thành tích.
Ðối với các vận động viên có nhu cầu năng lượng cao cần chú ý để lượng tinh bột tăng tương ứng, tránh tăng lượng chất béo trong khẩu phần. Thời gian tập luyện và thi đấu thường căng thẳng nên rất khó cho vận động viên có nhu cầu cao chỉ sử dụng chủ yếu các loại tinh bột nh khuyến cáo thông thường, mà cần phải bổ sung
năng lượng dưới dạng các loại nước chứa đường đơn giản. Các loại nước này có thể chiếm tới 50% tổng năng lượng được cung cấp.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Khuyến cáo về bồi hoàn nước

Trước khi tập hoặc thi đấu
 Vận động viên cân được bồi hoàn đủ nước trước khi hoạt động - tập luyện hoặc thi đáu. Không bao giờ hoạt động thể thao trong tình trạng cơ thể bị thiếu nước. Các thức uống chứa cồn (như bia) cần tránh từ đêm trước vì tác dụng lợi tiểu gây mất nước. Bất cứ vì lý do gì làm cơ thể thiếu nước nước đó (do cố ý giảm cân nặng chẳng hạn) cũng cần bù đủ nước ngay trước trận đấu. Cho vận động viên uống nhiều nước trong các ngày trước thi đấu (kiểm tra thấy nước tiểu nhạt màu). Trong 10- 30phút trước trận đấu cần uống 400-600ml nước. Uống sớm hơn thời gian trên có thể gây buồn tiểu khi bắt đầu thi đấu.

Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu
 Ngoại trừ các cuộc thi dưới 30 phút, còn lại cần cung cấp nước đều đặn cho vận động viên trước khi có nhu cầu khát. Uống đều đặn lượng nhỏ nước có tác dụng tốt và dễ được chấp nhận hơn. Vận động viên nên được khuyến khích uống 100-200ml nước mỗi 15-20 phút. Tuy nhiên số lượng nước thực sự được uống vào phụ thuộc vào mức độ mất mồ hôi, sự ưa thích đối với loại nước uống và khả năng chịu đựng của dạ dày (Maughan, 1991). Vận động viên cần được làm quen với việc bồi hoàn nước trong quá trình tập luyện. Các loại nước mát (6-120C) được cho là có hiệu quả hơn nước ấm do xuống khỏi dạ dày nhanh hơn và làm giảm nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây không chứng minh được điều đó (Maughan,1991). Có lẽ sự ưa thích của vận động viên là hướng dẫn tốt nhất nếu vận động viên thích loại nước nào thì sẽ uống
với số lượng nhiều hơn. Dội nước lên da làm tăng toả nhiệt qua bay hơi cũng có tác đụng giải nhiệt tốt.

Sau đợt vận động
 Thông thường trong thời gian thi đấu vận động viên uống 500-600ml/giờ vẫn còn thiếu hụt so với lượng nước mất, do vậy cần bồi hoàn nước ngay sau đó đặc biệt nết có các được thi đấu tiếp theo. Uống nước chín đơn thuần sau vận động làm giảm Na/huyết tương và giảm áp suất thẩm thấu, điều đó dẫn tới giảm cảm giác khát và tăng lượng nước tiểu do vậy không bồi hoàn được lượng nước mất. Các nước uống có chứa cacbonat natri (nước khoáng) có hiệu quả tốt hơn. Vận động viên cần mang nước uống theo mình, đừng để phụ thuộc hoàn toàn vào ban tổ chức.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Hậu quả của việc thiếu nước

Trong điều kiện thời tiết nóng nực, vận động viên có thể mất nước qua mồ hôi từ 2 -2,51ít/giờ. Việc mất điện giải qua mồ hôi ít hơn nhiều so với mất nước (mồ hôi nhược trương) và chủ yếu là mất NaCl. Hậu quả của việc thiếu nước tuỳ thuộc vào mức độ thiếu và thường được đánh giá bằng việc giảm trọng lượng cơ thể. Ngay việc thiếu nước chỉ là 2% trọng lượng cơ thể đã ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tim mạch và sự điều nhiệt. Nhiệt độ tăng thêm 0,4 - 0,50C khi mỗi 1% trọng lượng cơ thể giảm đi. Giảm 4% trọng lượng cơ thể tương ứng với giảm 30% sức co cơ. Trong các cuộc thi kéo dài, sự thiếu nước làm giảm khả năng vận động.

Cần đặc biệt quan tâm để cung cấp đủ nước cho vận động viên trước và trong khi thi đấu để phòng mất nước, làm cản trở sự điều nhiệt của cơ thể. Và nguyên tắc đó áp dụng cho cả thời gian tập luyện cũng như khi thi đấu, vì sự mất nước có thể xảy ra trong một thời gian dài và ngày càng cạn dần nếu không được bù đắp đầy đủ tương tự như glycogen. Sự mất nước xảy ra đối với tất cả các loại hoạt động thể thao và tốc độ mất nước tuỳ thuộc vào cường độ hoạt động, nhiệt độ môi trường độ ẩm, diện tích bề mặt da, quần áo mặc ... (Brouns, 1991) và cần được tính tới khi bù hoàn lượng nước phù hợp. Các nước uống có đường và điện giải làm tăng hấp thụ nước, và đường còn cung cấp nhiên liệu cho hoạt động cơ bắp.

 Vận động viên có thể sử đụng các loại nước uống đóng chai sẵn, hoặc tự pha từ nước trái cây, pha loãng với tỷ lệ 50:50 và cho thêm một nhúm nhỏ muối, hoặc pha 4-8g glucoza hay glucoza polyme trong 100ml nước với một nhúm nhỏ muối tùy khẩu vị.

Khi việc bồi hoàn nước là ưu tiên thì dùng nước ít đường. Còn khi nhu cầu cung cấp năng lượng là quan trọng thì dùng các loại nước có nồng độ đường cao hơn. Các loại nước uống công nghiệp cho thể thao thường có nồng độ đường là 5-10% và Nacl là 10-30mm/100-200ml. Việc bổ sung cacbonat kali là không cần thiết và còn có thể nguy hiểm.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

GIỮ CÂN BẰNG NƯỚC

Nước giữ vai trò tối quan trọng đối với cơ thể chỉ sau oxy: Trong thể thao, vai trò giải nhiệt của nước có vị trí đặc biệt.

Sự tạo nhiệt trong quá trình hoạt động:
Cơ thể con người là một hệ thống ít hiệu quả về phương diện chuyển hoá năng lượng của thức ăn thành hoạt động cơ học. Chỉ có 20-25% năng lượng dự trữ của glycogen hoặc chất béo chuyển sang hoạt động của cơ bắp. Phần còn lại, 70-80% bị mất đi dưới dạng nhiệt. Sự toả nhiệt tại các cơ hoạt động mạnh gấp 10-20 lần chuyển hoá cơ bản do tăng chuyển hoá. Tốc độ toả nhiệt đó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể lên 10C mỗi 5-8 phút, tức là có thể tử vong sau 30 phút hoạt động mạnh nếu không có hệ thống điều nhiệt hiệu quả. Bay hơi mồ hôi từ bề mặt đa là biện pháp toả nhiệt chủ yếu của cơ thể (trừ điều kiện thời tiết mát, lạnh, có nhiều gió và cường độ vận động thấp).

Một người chạy với tốc độ 16km/giờ, toả nhiệt l.000KCAL, đòi hỏi phải bay hơi 1,6 lít mồ hôi để cân bằng nhiệt lượng (l lít mồ hôi bay hơi từ da giải toả 600kcal). Cần biết là mồ hôi chảy từng giọt, hoặc ướt áo quần không có hiệu quả giải nhiệt. Tuy nhiên việc giải toả nhiệt qua mồ hôi chỉ có hiệu quả nếu cơ thể không bị khô nước.

Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Khuyến nghị trong quá trình chuẩn bị thi đấu

Vấn đề dinh dưỡng quan trọng nhất đối với giai đoạn này là đảm bảo cho vận động viên phục hồi hoàn toàn sau giai đoạn tập luyện với lượng dự trữ glycogen ít nhất là bằng mức bình thường trước trận đấu.

Người ta tìm nhiều chế độ ăn và tập luyện khác nhau để năng lượng dự trữ glycogen/cơ lên cao hơn mức bình thường, cao nhất có thể tới 2000 là có thể đạt kết quả tối đa trong thi đấu dựa vào cơ chế "bù quá mức"(super compensation) của cơ.

Phương pháp cổ điển là, một tuần trước khi thi đấu cho vận động viên tập hết sức 2 lần/ngày; tiếp theo 3 ngày cho ăn thực đơn nghèo hyđrat cacbon (20 30%) và giàu lipit (40-50%); tập vừa phải dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ glycogen. Trong 4 ngày trước khi thi đấu cho chế độ ăn giàu hydrat cacbon (75-80%). Ba ngày đầu tập nhẹ nhàng và ngày cuối cùng nghỉ tập hoàn toàn giúp tăng dự trữ glycogen (Bergstrom et al 1967, Astrand, 1967).

Tuy nhiên gần đây nhiều tác giả cho rằng, phương pháp này nếu tổ chức và quản lý việc ăn uống không chặt chẽ sẽ dẫn đến nạp glycogen không đủ (Wootton et al 1981). Do vậy nhiều nhà dinh dưỡng học thể thao khuyến cáo các vận động viên nên ăn chế độ ăn đủ hydrat cacbon (60-70%) hàng ngày và lên kế hoạch tập luyện như đã nêu trên, cùng với chế độ ăn giàu hydrat cacbon (75-80%) vào 1-3 ngày cuối, tuỳ loại hình thi đấu để tăng dự trữ glycogen (Sherman, 1983).

Tăng dự trữ glycogen không những hữu ích đối với các cuộc thi kéo dài như chạy maratông, xe đạp đường trường..., mà còn có tác dụng tất với các cuộc thi đấu ngắn hơn, nhưng thi nhiều lần trong một được thi, nhằm giảm tiêu hao liên tục sau mỗi trận đấu.

Sự gia tăng dự trữ glycogen cao hơn mức bình thường cũng cải thiện kết quả thi đấu ở các
môn có gắng sức lớn trong thời gian ngắn (Plaughan, 1990).

Yếu tố bất lợi duy nhất của việc tăng dự trữ glycogen là tăng trọng lượng cơ thể. Cảm giác "căng" cơ là do lg glycogen gắn với 2,7g nước và 0,45mmol cacbonat kali. Ðiều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các môn thể thao xếp hạng cân nặng vận động viên.

Bữa ăn cuối cùng trước trận đấu trên 2 giờ dựa chủ yếu vào chất tinh bột ít chất béo, ít đạm, ít xơ và dễ tiêu hoá, tránh gây khó chịu cho đường tiêu hoá. Thông thường các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị sử dụng 200-300g chất tinh bột trong 4 giờ trước khi thi đấu; một số khác đề nghị lg/kg thể trọng 1 giờ trước khi thi và 4,5g/kg thể trọng trong 4 giờ trước đó. Các cuộc thi kéo dài trên 2 giờ cần cung cấp đường tiếp tục trong thời gian thi đấu. Việc ăn chất tinh bột ngay trước và trong thi đấu có tác dụng tốt được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu gần đây. Các quan niệm cho rằng ăn đường trước trận đấu làm tăng insulin dẫn đến hạ đường huyết sau đó và ảnh hưởng đến kết quả thi đấu là không có cơ sở (Coyle, 1991).

Việc tiếp tục cung cấp các loại hydrat cacbon trong các cuộc thi kéo dài và nhiều được ở cường độ cao nhằm đảm bảo đủ nhu cầu hydrat cacbon cho các giai đoạn sau của cuộc thi, khi dự trữ cạn kiệt dẫn đến mệt mỏi trầm trọng và giảm khả năng thi đấu. Tất nhất nên cung cấp hydrat cacbon đều đặn trong suốt thời gian thi đấu (nếu cho phép) hơn là chờ cho tới khi có dấu hiệu mệt nhọc. Các loại đường như glucoza, sucroza, maltodextrin có hiệu quả tương tự nhau trong đề phòng sự mệt nhọc. Trong đa số trường hợp, các loại thức uống dạng lỏng dễ được chấp nhận hơn thức ăn đặc. Số lượng uống và nồng độ đường phụ thuộc vào từng
tình huống, sở thích, thói quen và nhu cầu bù nước. Các loại nước uống có lượng đường cao (ưu trương) làm giảm hấp thu nước, do vậy trong nhiều trường hợp cần phân biệt rõ vận động viên bị mệt nhọc là do thiếu nhiên liệu (glycogen) hay do bị thiếu nước để cung cấp loại nước có nồng độ phù hợp. Thông thường các thức uống cho vận động viên "sport drinks" có lượng đường là 5-10%.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên”NXB THỂ DỤC THỂ THAO.Năm 1999

Khuyến nghị về chế độ ăn khi tập luyện

Hầu hết các chuyên gia về dinh dưỡng thể thao đều khuyến nghị lượng hydrat cacbon nên chiếm 60-70% năng lượng khẩu phần. Ðối với vận động viên tập luyện nặng nhu cầu hydrat cacbon là 8-10g/kg trọng lượng cơ thể. Ðiều này cũng phù hợp trong dinh dưỡng hợp lý cho tất cả mọi người, nhất là thanh niên.

Các loại tinh bột hay đường khác nhau có tác dụng tái dự trữ glycogen tương tự nhau. Vận động viên tập luyện nặng và kéo dài thì nhu cầu năng lượng rất cao, nếu ăn nhiều tinh bột sẽ không nhận đủ lượng do tinh bột hút nước, cồng kềnh mà ít năng lượng, nên đượcư khuyến cáo dùng nhiều đường, thường dưới dạng nước ngọt để cung cấp đủ năng lượng. Ví dụ, vận động viên đua xe đạp đường trường, nhu cầu năng lượng lên đến 5.000-6000 kcal/ngày, trong đó 50% nhu cầu được cung cấp bởi các loại nước ngọt. Vận động viên có nhu cầu năng lượng thấp hơn thì nguồn hydrat cacbon nên là tinh bột, trái cây và nước ép trái cây là chính. Ða số vận động viên không chấp nhận thức ăn đặc ngay sau tập luyện do vậy các loại nước uống có glucoza, sucroza hoặc maltodextrin 6-10% trong 2 giờ đầu dễ được chấp nhận hơn. Sau đó cần tiếp tục cung cấp 50g hydrat cacbon/mỗl 2 giờ hoặc thực tế hơn là thay bằng bữa ăn có đầy đủ lượng tinh bột cho thời gian dài hơn. Ví dụ, 150g/6giờ hoặc 250g/1ogiờ (Coyle, 1991).

Tuy nhiên, việc hướng dẫn chế độ ăn cần phù hợp với thói quen ăn uống của từng vận động viên thì chế độ ăn mới được tuân thủ. Ngoài ra vận động viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc mua - chế biến - tồn trữ - mang đồ ăn - ăn số lượng thức ăn lớn trong quá trình tập luyện. Thông thường tập 2 buổi mỗi ngày, mỗi buổi khoảng 2 giờ và không tập trước 1-2 giờ sau bữa ăn chính. Nhiều khi vận động viên không sắp xếp đwợc về mặt giờ giấc và phải bỏ bữa. Các thức ăn chế biến sẵn giàu năng lượng, thuận tiện trong sử dụng sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc đảm bảo đủ nhu cầu.


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặt hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi dự trữ glycogen

Yếu tố trước tiên ảnh hưởng đến tốc độ tái tổng hợp glycogen là loại và số lượng hydrat cacbon ăn vào cùng như thời gian ăn vào. Glycogen/cơ tiêu hao toàn bộ sau 2-3 giờ hoạt động liên tục ở cường độ khá cao (60-80% Vo2max), hoặc sau 15-30 phút hoạt động ở cường độ quá cao (90=130%Vo2 max) với 1-5 phút hoạt động và nghỉ, lại hoạt động tiếp (khúc côn cầu... ) (Coyle, 1991.) Vận động viên tập quyền hằng ngày cần tăng lượng tinh bột ăn vào để tránh tình trạng mệt mỏi, tập luyện quá sức, thực hiện vận động kém.

 Glycogen dự trữ trong cơ với tốc độ khoảng 5% mỗi giờ, vì vậy sau mỗi được tập hết sức cần 20 giờ để hồi phục hoàn toàn. Trong 2 giờ đầu sau tập luyện glycogen tổng hợp với tốc độ nhanh - 7%/1giờ. Vận động viên cần nhận đủ lượng tinh bột trong thời gian này. Thông thường là 50g cho người nặng 70kg trong vòng 2 giờ đầu (điều chỉnh theo trọng lượng cơ thể).


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặt hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO.

Vai trò của glycogen trong tập luyện

Mỗi khi tập luyện glycogen trong các cơ hoạt động bị hao hụt dần, mà số lượng dự trữ chỉ có hạn, do vậy dự trữ glycogen cần được phục hồi trước mỗi được tập luyện. Nếu dự trữ glycogen chưa được phục hồi, được tập luyện bắt đầu với lượng dự trữ glycogen thấp, chắc chắn chất lượng và số lượng bài tập sẽ giảm. Nếu việc phục hồi dự trữ glycogen không được thực hiện liên tục sau nhiều buổi tập sẽ dẫn đến cạn kiệt glycogen trong cơ và việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng nhất cũng trở nên khó khăn. Cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ, hoặc không phục hồi sức lực giữa các được huấn luyện và hội chứng tập luyện quá sức có thể hoàn toàn do việc cố gắng tập luyện mà thiếu sự tái dự trữ glycogen đầy đủ trước các đợt tập.

Vai trò quan trọng của glycogen và đường huyết (glucoza/máu) trong hoạt động thể lực được
chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu. Người ta thấy rằng, dự trữ glycogen/cơ và việc cung cấp glucoza trong quá trình tập luyện giúp tăng cường độ và thời gian thực hiện vận động: Do vậy việc phục hồi dự trữ glycogen sau các được tập luyện là quá trình chuyển hoá chủ yếu trong giai đoạn phục hồi của cơ thể. Tập luyện kích thích tổng hợp glycogen tại cơ, nhưng việc phục hồi dự trữ trong giai đoạn phục hồi của cơ thể phụ thuộc vào lượng tinh bột trong thức ăn (Hargreaves, 1991).


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặt hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO.

CHẤT TINH BỘT VÀ HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC

Chuyển hoá năng lượng trong quá trình tập luyện


Khi cơ bắp, ví dụ cơ tứ đầu đùi, từ trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn chuyển sang hoạt động
tối đa, thì tiêu hao năng lượng có thể tăng lên gấp 300 lần. Tương tự các loại động cơ,
năng lượng dưới dạng hoá năng (xăng dầu) được chuyển thành cơ năng (xe chạy) và một
phần toả nhiệt. Nguồn năng lượng tức thời cho cơ hoạt động là ATP (axit adenosin
triphotphat).Tuy nhiên nguồn dự trữ ATP của cơ rất ít (5,5mmol/kg) và tiêu hao nhanh chóng trong
những giây phút hoạt động đầu tiên. Nó phải được tổng hợp liên tục khi các tế bào cơ
chuyển hoá glycogen và các axit béo với sự có mặt của oxy (chuyển hoá ưa khí - aerobic
metabolism). ATP còn có thể được tổng hợp bằng con đường yếm khí (không có oxy -
anaerobic metabolism), và chỉ có glucoza, glycogen được sử dụng với hiệu quả thấp hơn = tạo ra 3 ATP thay vì 38, 39 ATP trên mỗi đơn vị glucoza được oxy hoá. Như vậy hai nguồn dự trữ năng lượng chính
của cơ thể là glycogen và chất béo. Trong đó dự trữ glycogen trong cơ và gan chỉ ở mức
độ hạn chế - một người nặng 70kg, bình thường có dự trữ glycogen là 300-500g tại cơ và
70-150g tại gan; ngược lại, dự trữ mỡ trong các hoạt động thể thao thực tế coi như là vô
hạn, kể cả các vận động viên gầy nhất (7-10% mỡ). Sự mệt mỏi, kiệt sức chủ yếu liên
quan đến sự cạn kiệt dự trữ glycogen.
Bảng 1. Dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ và glycogen ở đàn ông nặng 70kg
                           (Newsholme và Leech, 1983)

Các yếu tố quyết định việc sử dụng loại nhiên liệu nào - glycogen hay chất béo - phụ thuộc
vào cường độ, thời gian tập ngắn hay dài, tình trạng tập luyện (đã quen hay lạ), chế độ
ăn... (Hargreaves, 1991). Cường độ tập hay thi đấu càng cao như bóng đá, bóng rổ,... dựa
chủ yếu vào nguồn glycogen. Thời gian thi đấu càng dài, như chạy maratông, đua xe đạp
đường trường, tỷ lệ năng lượng do glycogen cung cấp giảm dần và chất béo cung cấp
năng lượng ngày càng tăng lên, tăng đến 50%. Ðiều đó là do lượng glycogen hao hụt dần
và khả năng sử dụng axit béo tăng lên. Tập luyện buộc các cơ hoạt động nhận nhiều oxy
từ máu đưa tới và quá trình chuyển hoá năng lượng ưa khí tăng, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sử dụng thêm các axit béo tự do và tiết kiệm lượng glycogen chỉ có hạn chế trong
cơ thể.
Tuy nhiên không bao giờ chất béo là nguồn nhiên liệu duy nhất. Ngược lại, các loại hình
đòi hỏi thời gian thi đấu cực ngắn, như nhảy cầu, nhảy xa, ném tạ, ... chủ yếu sử dụng
ATP, creatin photphat. Nếu thời gian đài hơn chút nữa thì dựa hoàn toàn vào chuyển hoá
yếm khí và sau đó là la khí glycogen. Thí dụ, chạy 2 phút (800m) thì 50% năng lượng từ
chuyển hoá yếm khí và 50% năng lượng từ chuyển hoá ưa khí.
Cần chú ý là, bất cứ hoạt động nào được thực hiện đều sử dụng và làm
hao hụt dự trữ glycogen. Cường độ hoạt động càng cao, thời gian hoạt động càng dài đòi
hỏi càng nhiều dự trữ glycogen để liên tục tổng hợp ATP cung cấp đủ năng lượng cực lớn.
Nếu không đủ năng lượng, cách đuy nhất để cân
bằng là cường độ và thời gian vận động sẽ giảm xuống. Ðiều đó cũng có nghĩa là, nếu dự
trữ glycogen không đầy đủ thì khả năng thực hiện vận động ở mức độ cao sẽ bị ảnh
hưởng. Ðiều này không chỉ quan trọng trong các cuộc thi đấu, mà còn cần thiết cho các
được tập luyện. Bởi vì chỉ có qua tập luyện thành tích mới được nâng dần lên và điều đó
chỉ thực hiện được nếu cơ thể dự trữ tốt glycogen trước mỗi được tập luyện.

KHÁI QUÁT VỀ DINH DƯỠNG VÀ THỂ DỤC THỂ THAO

Cuộc sống càng văn minh hiện đại thì hoạt động thể lực càng có xu hướng giảm mạnh, đặc
biệt ở các đô thị và thành phố lớn. Người ta đi lại bằng các phương tiện vận chuyển thay
cho đi bộ, đi xe đạp; thăm hỏi nhau bằng điện thoại; các phương tiện giải trí thụ động
ngày càng phát triển với ti vi, video, karaoke, trò chơi điện tử, rồi máy giặt thay cho giăt
bằng tay... Ngay cả công việc cũng dần dần được cơ giới hoá, tự động hoá. Ðiều đó dẫn
đến hậu quả bất lợi đối với sức khoẻ tỉnh thần và thể chất.

Tăng cường hoạt động thể lực, trong đó có thể dục thể thao, có vai trò phòng các bệnh
mãn tính như béo phì, bệnh mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường không phụ thuộc insulin,
loãng xương, ung thư đại tràng, làm giảm sự căng thẳng, tránh suy nhược và trầm uất,...
Viện Y học của Mỹ cho biết, có 250.000 ca tử vong mỗi năm (tức là 12% tổng số tử vong
tại Mỹ) là do ít hoạt động thể lực gây nên. Việc tăng hoạt động thể lực làm giảm nguy cơ
bệnh mạch vành, tăng HDL-cholesterol, giảm triaxylglyxerol, giảm huyết áp, cải thiện quá
trình fibrinolysis, giảm kết dính tiểu cầu, do vậy giảm thrombosis, cải thiện sự dung nạp
đường và sự nhạy cảm với insuhn, giảm sự nhạy cảm của cơ tim đối với catecolamin, do
đó giảm nguy cơ loạn nhịp tim. Ngoài ra, nhờ hiệu quả của tập luyện và dinh dưỡng làm
tăng mật độ xương, tránh loãng xương và có thân hình cân đối, cân nặng hợp lý. Chỉ cần
hoạt động ở mức độ vừa phải, như đi bộ nhanh 30 phút, bơi với cường độ vừa và liên tục
trong 20 phút, đạp xe đạp 60 phút với 3-4 lần mỗi tuần, hoặc thực tế hơn là đi hơn 10
nghìn bước mỗi ngày, các hoạt động ngắn khoảng 8-10 phút mỗi lần, nhưng nhiều lần
trong ngày và tổng cộng lại khoảng 30 phút với 5-6 lần mỗi tuần, cũng có hiệu quả tăng
cường sức khoẻ, làm cân đối hình thể. Các hoạt động này không đòi hỏi chế độ ăn đặc
biệt, mà vẫn là thực hiện cách ăn uống hợp lý bình thường.

Nội dung sách đề cập chủ yếu tới đinh dưỡng trong tập quyền và thi đấu thể thao đòi hỏi
cường độ cao và rất cao, sự gắng sức tột bậc để đạt được thành tích cao mà sự sai biệt về
kết quả chỉ cần 10/0 đã dẫn đến sự khác xa nhau về thứ hạng, xếp loại.

Từ thời La Mã và Hy Lạp người ta đã quan tâm đến việc ăn uống để đạt thành tích tối đa
trong thi đấu. Nhưng việc nghiên cứu thực sự khoa học về vai trò và nhu cầu các chất dinh
dưỡng trong hoạt động thể thao mới chỉ được tiến hành vào thế kỷ 19, với các công trình
nghiên cứu của nhà sinh lý học người Ðức Von Liebig (1842). Von Liebig cho rằng, protein
của cơ bắp là nguồn cung cấp năng lượng chính trong hoạt động thể lực. Ngày nay kết
luận đó đã được chứng minh là hoàn toàn sai lầm. Nguồn năng lượng chính cho hoạt động
thể lực là cacbon hydrat và thứ đến cơ thể là chất béo. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều vận
động viên và huấn luyện viên thực hiện việc ăn uống theo Von Liebig và theo các quan
niệm của thế kỷ trước hơn là dựa vào các nghiên cứu của thế kỷ 20.

Các môn thể thao rất đa dạng và rất khác biệt về mức độ gắng sức và thời gian kéo dài sự
gắng sức đó. Mỗi loại hình đều có các yêu cầu khác nhau về cách ăn uống mà không thể
đề cập hết tại đây. Tuy nhiên có hai nguyên tắc chủ yếu trong dinh dưỡng thể thao liên
quan đến hầu hết các loại hình thể thao. Ðó là:

1/ Ăn đủ lượng tinh bột (hydrat cacbon) để đảm bảo đủ lượng glycogen/cơ trong quá trình
tập luyện và thi đấu.
2/ Uống đủ lượng nước để đảm bảo chức năng điều nhiệt trong suốt thời gian hoạt động.

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

ACID LACTIC BẠN HAY THÙ

Th.s. Trịnh Toán
P.Trưởng Khoa Y Sinh học TDTT
Trường Đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh
I.  Đặt vấn đề
Acid lactic là một hợp chất hữu cơ sinh học, nó được sản sinh từ quá trình oxy hóa glucid yếm khí hay còn gọi là quá trình đường phân (glycolysise). Quá trình này là dạng trao đổi năng lượng phổ biến trong cơ thể sinh vật. Các tổ chức tiêu hao năng lượng tương đối lớn như tế bào thần kinh, võng mạc, hồng cầu…quá trình đường phân rất mãnh liệt. Hàm lượng acid lactic trong tế bào nhiều hay ít đều phụ thuộc vào cường độ hoạt động và điều kiện môi trường.
          Trong lĩnh vực hoạt động thể dục thể thao, acid lactic là chỉ số được quan tâm chú ý trong nhiều thập niên qua đặt biệt ở những nước có nền thể thao phát triển như Nga, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc…
          Nhiều  chuyên gia cho rằng: trong vận động, diễn biến nồng độ acid lactic trong máu ở những cường độ tập luyện của Vận động viên nhạy cảm hơn tầng số mạch đập và VO2max. Do đó người ta tiến hành đo acid lactic trong máu để tìm hiểu đặc điểm trao đổi năng lượng, để làm căn cứ (cùng với mạch đập) xác định cường độ vận động; đánh giá năng lực ưa-yếm khí, khả năng hồi phục và còn có thể dự báo thành tích qua một chu kỳ tập luyện. Chính vì thế, trong lĩnh vực Y sinh học TDTT, chỉ số acid lactic được nhiều huấn luyện viên, các chuyên gia Y sinh học quan tâm và đặt biệt trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học ở bậc Cao học và Tiến sĩ đều có đề cập đến và nghiên cứu chỉ số này trên nhiều đối tượng ở các môn thể thao khác nhau.
          Để phục vụ cho công tác nâng cao huấn luyện thể thao, công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong trường đại học TDTT, chúng tôi muốn trình bày một số vấn đề liên quan đến chỉ số này.

II.  Cấu tạo hóa học hợp chất acid lactic
Acid lactic đã được cô lập đầu tiên vào năm 1780 bởi một nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele.
          Tên hóa học: 2-hydroxypropanoic acid
          Công thức thô: C3H6O3
          Công thức hóa học: CH3-CHOH-COOH
          Công thức hình:

Trọng lượng phân tử: 90.08g/mol
          Điểm nóng chảy:         
-   L : 530C
          -  D : 530C
     - D/L : 530C
     Điểm sôi: 1220C  @ 12mmHg
     Đơn vị tính: Hàm lượng acid lactic có trong huyết tương được tính bằng đơn vị mg/dl (mg%; mg/100ml), mMol/lít. Để chuyển đổi mg% thành mMol/lít thì nhân với 0,11.
     Acid lactic có 2 dạng đồng phân quang học L-(+)- lactic acid hay (S)- lactic acid và dạng D-(-)- lactic acid hay (R)- lactic acid. Trong đó dạng đồng phân L-(+)-lactic acid quan trọng hơn. ở động vật, L-(+)-lactic acid thường được tạo ra từ pyruvate qua xúc tác của men lactate dehydrogen (LDH) trong quá trình lên men của quá trình chuyển hóa bình thường và tập luyện của cơ thể. Cấu trúc phân tử, acid lactic có một nhóm hydroxyl (-OH) nằm kề bên nhóm carboxyl (-COOH) tạo thành ion lactate có dạng:  CH3CH(OH)COO- . Về đặt tính Acid lactic hòa tan với nước hay ethanol và có tính hút ẩm.
 
III. Nguồn gốc sản sinh acid lactic:
Vào đầu thế kỷ 20, nhà sinh hóa học người Đức là Otto Meyerhof đã tiến hành thí nghiệm như sau: Ông cho chân ếch vào một lọ kín không có oxy và tiến hành kích thích. Chân ếch co cho đến khi cạn nguồn glycogen trong cơ. Từ đó ông đi đến kết luận rằng: Glycogen là nguồn cung cấp năng lượng cho quá trình co cơ. Nhưng trong điều kiện yếm khí không có oxy, glycogen đã biến thành acid lactic.
Từ đó Otto Meyerhof đã tìm ra con đường thoái hóa glucid mà theo ông quá trình oxy hóa glucid để cung cấp năng lượng cho cơ thể theo hướng tạo ra dạng đường Hexozdiphosphat (HDP), hay đúng hơn là glucoz được phosphoryl hóa 2 lần, trước khi tham gia vào quá trình oxy hóa tiếp theo, và quá trình này có thể được tiến hành trong 2 hoàn cảnh: yếm khí và hiếu khí. Ở điều kiện bình thường của cơ thể, các quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể đều diễn ra theo hướng oxy hóa ưa khí. Nhưng khi hoạt động cơ tăng cường mãnh liệt, khả năng hấp thụ oxy không đáp ứng nhu cầu oxy, dẫn đến sự nợ oxy của cơ thể thì quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra theo hướng yếm khí.
Trong điều kiện yếm khí của tế bào, quá trình oxy hóa glucoz tự do hay glucoz có nguồn gốc glycogen diễn ra trong bào tương của tế bào gồm 3 giai đoạn được biểu diễn qua sơ đồ:

Giai đoạn oxy hóa yếm khí là giai đoạn khởi đầu và tất yếu của quá trình phân giải glucid, nghĩa là ngay trong hoàn cảnh bình thường của cơ thể khi cơ thể được cung cấp đầy đủ oxy, giai đoạn oxy hóa glucid từ glucoz đến acid pyruvic cũng vẫn xảy ra.
Do hoàn cảnh tế bào thiếu oxy, 2 phân tử NADH,H+  được sinh ra trong phản ứng thứ 5 (phản ứng oxy hóa đầu tiên) thay vì chuyển photon và điện tử qua chuỗi hô hấp tế bào đến Oxy để tạo ra H2O, nó chuyển proton và điện tử cho acid pyruvic và tạo thành acid lactic theo phản ứng sau:
CH3-CO-COOH + NADH,H+ à CH3-CHOH-COOH+ NAD+
(Acid pyruvic)                                    (Acid lactic)

Trong trường hợp này Acid lactic coi như là sản phẩm phân giải cuối cùng của sự oxy hóa yếm khí tuyệt đối của glucid. Quá trình oxy hóa glucid yếm khí này là một quá trình oxy hóa không hoàn toàn hay là một quá trình tự lên men lactic. Kết quả của sự phân giải 1 phân tử glucoz tự do cung cấp cho tế bào 2 phân tử ATP và tạo ra 2 phân tử Acid Lactic. Nếu quá trình này bắt đầu từ glycogen dự trữ trong cơ thì cung cấp cho tế bào được 3 phân tử ATP và cũng tạo ra 2 phân tử Acid Lactic.
          Ở trạng thái yên tĩnh, hầu hết các cơ quan, tổ chức trong cơ thể duy trì hoạt động nhờ vào quá trình cung cấp năng lượng hiếu khí. Nhưng có một số ít các cơ quan như tổ chức của da, võng mạc mắt, dịch hoàn, tủy thượng thận, hồng cầu…sử dụng toàn phần hay một phần năng lượng từ nguồn oxy hóa glucid yếm khí và sản sinh acid lactic khuếch tán vào máu. Do đó ở trạng thái yên tĩnh, trong máu vẫn duy trì một nồng độ acid lactic nhất định. Nồng độ acid lactic lúc yên tĩnh ở động mạch khoảng 0,4-0,8 mmol/l; trong máu tĩnh mạch 0,45-1,3 mmol/l. Chỉ số này ở người bình thường và vận động viên không có khác biệt lớn. Tuy nhiên ở vào thời kỳ huấn luyện trước thi đấu nồng độ này của VĐV cao hơn bình thường gấp 2-3 lần.
          Nguồn gốc sản sinh acid lactic đến nay người ta đã hiểu rõ ràng khi mà những hoạt động của cơ thể nhu cầu về oxy không được đáp ứng đầy đủ và cơ thể phải sử dụng năng lượng từ quá trình đường phân (glycolysis). Trong hoạt động thể thao, đặt biệt khi thực hiện các bài tập ở vùng cường độ tối đa và gần tối đa, sẽ dẫn đến nợ oxy cao và quá trình cung cấp năng lượng chủ yếu bằng đường hướng yếm khí, trong đó quá trình đường phân diễn ra mãnh liệt tạo ra nhiều acid lactic. Khi tốc độ sản sinh acid lactic nhanh hơn khả năng khuếch tán và tiêu trừ dẫn đến sự gia tăng và tích tụ acid lactic. Sự gia tăng nồng độ này nó chịu sự chi phối bởi một số nhân tố như: Sự vận chuyển của Monocarboxylate, nồng độ, dạng đồng phân của LDH, khả năng oxy hóa của mô bào. Nồng độ của áp lực máu bình thường từ 1-2mmol/l lúc nghỉ ngơi, nhưng có thể tăng trên 20mmol/l khi tập luyện cường độ cao.
 
                                                   Biểu đồ acid lactic

IV. Nguyên nhân gây nên mệt mỏi và đau nhức cơ:
Tương ứng với sự gia tăng cường độ vận động là sự gia tăng nồng độ acid lactic, PH nội môi nghiêng về acid và cũng đồng thời sự mệt mỏi và đau mỏi cơ cũng nhanh chóng gia tăng. Nguyên nhân của mệt mỏi và đau cơ trong hoạt động ở vùng cường độ cao gồm nhiều tác nhân khác nhau gây nên. Nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu là độ PH nội môi giảm, dẫn đến sự rối loạn các quá trình chuyển hóa năng lượng của tế bào cơ và thần kinh-cơ. Như thế có phải chăng acid lactic là “ thủ phạm chính” gây nên mệt mỏi và đau nhức cơ khi tực hiện các bài tập ở cường độ cao? Sự tác động của acid lactic đến sự nhiễm acid là đề tài của nhiều cuộc hội thảo gần đây của lĩnh vực sinh lý vận động.
     Từ “acid lactic” được dung để diễn tả nhiều bởi các vận động viên diễn tả cảm giác đau mỏi dữ dội khi thực hiện những bài tập tối đa, đặt biệt trong các cự ly 400m và 800m. khi năng lượng cung cấp cần cho thực hiện bài tập nó được cung cấp từ sự phân giải ATP. Nồng độ ATP dự trữ của cơ thể có giới hạn, vào khoảng 85grms và bị tiêu hao nhanh chóng nếu cơ thể không có những đường hướng tái tổng hợp chúng. Ở đây có 3 hệ thống sản xuất năng lượng để tái tổng hợp ATP là: ATP-CP có sẵn trong cơ, quá trình đường phân yếm khí (glycoglysise) và quá trình đường phân ưa khí (aerobic).
     Trái ngược với quan niệm phổ biến là sự tập trung gia tăng acid lactic không phải là nguyên nhân trực tiếp làm acid hóa, mà nó cũng không chịu trách nhiệm về nguyên nhân gây ra đau đớn cho cơ. Robergs và cộng sự đã sử dụng phương pháp hóa học lượng pháp để theo dõi sự vận chuyển của proton xuất hiện trong chu trình đường phân. Ông đã cho rằng ion H+ có thể biến đổi độc lập và được xác định chính sự tập trung của nó. Nhưng trong một bài viết phản biện gần đây của Lindinger và cộng sự đã bác bỏ cách tiếp cận dung hóa học lượng pháp của Robergs và cộng sự vì ông đã bỏ qua các yếu tố làm gia tăng ion Hnhư những ion mạnh khác nhau (SID), PCO2- và những hệ đệm acid yếu. lactate là một anion mạnh (các anion này là nguyên nhân gây gia tăng H+) để duy trì sự bảo hòa điện tử. (SID), PCO2- và đệm acid yếu đã được đo khi thực hiện bài tập của Jones và cộng sự. cũng như Peter Stewart đã quan tâm đến sự cân bằng acid-baz khi thực hiện bài tập được giới thiệu trong các bài tham luận.
     Khi thực hiện các bài tập cường độ cao, quá trình trao đổi chất ưa khí không thể tổng hợp ATP nhanh chóng đủ cung cấp cho tế bào cơ. Kết quả là quá trình yếm khí trở nên chếm ưu thế cung cấp năng lượng đưới dạng ATP với nhịp độ cao. Khi ATP thủy phân, một ion hydro được giải phóng. Ion hydro có nguồn gốc từ ATP chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự giảm độ PH. Do một số lượng lớn ATP được tạo ra và được phân giải trong một thời gian ngắn hệ thống đệm của mô bào không trung hòa kip gây ra sự giảm độ PH, gây nên trạng thái nhiễm acid. Đây có thể là một trong nhiều nhân tố góp phần làm cho cơ đau buốt, hoạt động mệt mỏi khó khăn sau khi thực hiện bài tập với cường độ cao. (2/2007)

Cấu tạo phân tử ATP
 
Chính vì nguyên nhân lactate tự nó không có khả năng tách proton và hai là dạng acid của lactate tức acid lactic không thể hình thành trong hoàn cảnh bình thường ở mô bào của người. Phân tích quá trình đường phân ở người đã chỉ ra rằng ở đây không đủ sự hiện diện của ion hydro trong những sản phẩm trung gian của quá trình đường phân tạo ra lactic hay các acid khác.
     Sự acid hóa có liên quan đến sự gia tăng tập trung lactate trong khi thực hiện những bài tập nặng và xuất hiện từ một phản ứng riêng biệt. hệ thống glycolysise là hệ thống có khả năng giải phóng năng lượng để tái tổng hợp ATP mà không có sự tham gia của oxy và gọi là quá trình đường phân yếm khí. Quá trình phân giải carbonhydrat (glycolysis) kết quả tạo ra acid pyruvic và ion hydro( H+ ) . sự tích lũy H+ sẽ tạo cho tế bào cơ có tính acid và gây trở ngại cho hoạt động cơ . Coenzim NAD+ nhận H+ thành dạng NADH và chuyển H+ đến chuỗi hô hấp tế bào để kết hợp với oxy không khí tạo ra  nước. Nếu trong hoàn cảnh tế bào không có oxy thì NADH không thể giải phóng H+ làm cho H+ bị tích lũy bên trong tế bào. Để ngăn ngừa sự gia tăng của H+, acid pyruvic nhận và trở thành acid lactic và sau đó tách ra thành lactate và H+ . Một số lactate khuếch tán vào dòng máu và giữ lấy H+ . Bằng cách đó làm giảm ion H+ đã tập trung trong tế bào cơ. Độ PH trung bình của tế bào cơ là 7,1 nhưng nếu bị tích tụ tiếp tục nhiều ion H+ thì độ PH sẽ giảm xuống còn 6,5 làm khả năng co cơ giảm sút và PH thấp sẽ gây kích thích lên đầu mút giây thần kinh trong cơ gây nên cảm giác đau đớn. Thời điểm này thường được gọi là ngưỡng lactate hay ngưỡng yếm khí hay thời điểm tích lũy acid lactic máu (OBLA). Điều này gây nên sự “hiểu lầm” khi có xuất hiện mệt mỏi và đau nhức cơ đồng thời với sự tập trung gia tăng acid lactic.
Cấu tạo phân tử Coenzyme NAD và NADH

Cho đến nay các nhà sinh lý vận động thể thao đều đi đến thống nhất trả lời cho câu hỏi “Acid lactic là bạn hay thù?” là Acid lactic không chịu trách nhiệm:
     Cho sự đau mỏi trong cơ chân khi thực hiện bài tập tốc độ cao.
     Cho sự đau nhức bạn trải qua trong 48 giờ sau một buổi tập nặng và nó không phải là một sản phẩm phế thải.

     Và lactate được sản sinh thường xuyên của cơ thể và được tái tổng hợp thành glucoz qua chu trình Cori ở gan để tiếp tục cung cấp nhiều năng lượng hơn. Và người ta ví acid lactic “nó như một người bạn sẵn lòng đến với chúng ta”.

DINH DƯỠNG CHO MÔN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH

The Department of Spots Nutrition, AIS
www.ais.org.au/nutrition
viện thể thao Australian

Biên dịch: Lưu Thiên Sương
Trung tâm NCKH&YH TDTT
Trường đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh

Đặc điểm môn thể thao
Chạy cự ly trung bình được thi đấu trên đường chạy (ở sân vận động), nội dung gồm 800m (2 vòng), 1500m (3x3/4 vòng) và 5km (12x1/2 vòng). Chạy cự ly trung bình hiện đại sử dụng kết hợp cả hai hệ thống năng lượng hiếu khí và yếm khí và yêu cầu vận động viên đạt được mức độ cao về sức bền tốc độ.

Huấn luyện
Nội dung huấn luyện cho các môn chạy cự ly trung bình và có sự khác biệt lớn giữa giữa đoạn thi đấu và đặt biệt thể lực của từng VĐV. Tổng cự ly từ 4-12km/1-2 buổi tập một ngày và rèn luyện tại phòng tập thể lực để phát triển sức mạnh và sức bền cơ bắp. ngoài ra, một số VĐV còn tập thêm các bài căng cơ, yoga và pilates để trợ giúp cho quá trình hồi phục của cơ thể.

Đặc điểm sinh lý
VĐV chạy cự ly trung bình thường có chiều cao trung bình gọn gàng và có cơ bắp; tỉ lệ sức mạnh tương đối tốt (sức mạnh/trọng lượng), và có lượng mỡ tuyệt đối thấp.

Các vấn đề chung về dinh dưỡng và dinh dưỡng trong tập luyện
VĐV  chạy cự ly trung bình cần tiêu thụ một lượng thức ăn chứa hàm lượng tinh bột (carbohydrate) cao để bù đắp năng lượng tiêu hao trong tập luyện, nhưng cũng cần phải nhớ rằng họ cần phải duy trì lượng mỡ thấp trong cơ thể. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và carbohydrate như bánh mỳ, ngũ cốc, trái cây, rau quả và sản phẩm ngọt trong bữa ăn. Nên có bữa ăn nhẹ (ăn dặm) hợp lý trước và sau buổi tập để đạt thành tích tối đa trong tập luyện và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Thức ăn nhẹ như sữa chua, trái cây tươi, sữa có chất béo thấp, bánh mì sandwich đều là các thức ăn dinh dưỡng cung cấp năng lượng.
          Hầu hết các VĐV chạy cự ly trung bình (cả VĐV chuyên nghiệp) thường nghĩ rằng tập luyện chiếm nhiều thời gian, nên họ nghĩ rằng họ không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng. Các vận động viên cần phải sắp xếp thời gian để đảm bảo cung cấp thức ăn dự trữ đầy đủ và đều đặn. cần lên kế hoạch ăn uống hàng tuần, liệt kê những món cần thiết để chuẩn bị chế biến thức ăn trong cả tuần kế tiếp. Những thức ăn còn lại trong tuần có thể để đông lạnh cho các bữa tối khi buổi tập kết thúc trễ hoặc VĐV quá mệt không thể nấu nướng. Một số loại  thức ăn đông lạnh nấu sẵn bây giờ được những người năng động rất ưa chuộng vì nó rất tiện lợi, có thể cất trong tủ đông và dùng trong những trường hợp cần thiết.

Hình thể
VĐV chạy cự ly trung bình yêu cầu có trữ lượng mỡ thấp nên đảm bảo không bổ sung thừa năng lượng trong bữa ăn. Ngoài ra các chất quá béo, những thức ăn nhiều đường và rượu có thể chứa năng lượng không cần thiết, nên tốt hơn là nên thay thế bằng những chất bổ dưỡng khác.

Mệt mỏi
Một vấn đề thường xảy ra gây lo lắng chung cho các VĐV chạy cự ly trung bình là mệt mỏi. Có nhiều quan điểm không đúng về vấn đề này là tại sao xuất hiện mệt mỏi và VĐV phải làm gì để giải quyết nó.
          Mệt mỏi là hệ quả của quá trình tập luyện hoặc do lối sống cá nhân, tuy nhiên lý do về dinh dưỡng không được xem nhẹ. Chế độ ăn nghèo cacbohydrate, cung cấp chất sắt không đầy đủ, bỏ bữa ăn, bù nước không đủ và lựa chọn thức ăn kém có thể gây ra mệt mỏi. VĐV phải tự giác tập thói quen ăn uống hợp lý và tránh bỏ qua những thức ăn mà có lợi cho sức khỏe. Việc bù nước giữa các buổi tập cũng rất quan trọng.

Nước (thức uống)
Nhiều vận động viên tuyên bố họ cảm thấy nặng nhọc khi uống nhiều nước trong khi tập và kết quả là họ bị thiếu nước trong buổi tập. Lời khuyên cho các VĐV là nên uống một ít nước nhưng uống đều đặn trong khi tập, và phải ống nhiều nước hơn nữa giữa các lần lặp lại hoặc các buổi tập trong phòng tập. Mang một bình nước theo trong ngày sẽ giúp bạn tránh được khả năng mất nước trong khi tập luyện
                                            Phải bù đủ nước trong tập luyện
Sắt
VĐV chạy cự ly trung bình đặt biệt dễ mắc phải chứng thiếu sắt vì nhiều lý do khác nhau, như sự hư hại hồng cầu do va chạm mạnh của đôi chân trên đường chạy, bị mất sắt khi ra mồ hôi, chảy máu hệ tiêu hóa do tập luyện nặng hoặc dùng thuốc kháng viêm, ăn uống ít loại thức ăn có hàm lượng sắt hấp thụ tốt và kinh nguyệt ở phái nữ.
                                               Thịt bò nạc là loại thịt giàu chất sắt 


Nếu nghi ngờ, VĐV có thể gặp bác sĩ thể thao để kiểm tra hàm lượng sắt. Ngoài ra một nhà dinh dưỡng thể thao, có thể giúp vận động viên sử dụng những thức ăn giàu chất sắt mà cơ thể dễ dàng hấp thụ. Sắt từ các thức ăn thực vật như rau xanh hấp thụ rất kém so với thức ăn có chất sắt từ thịt động vật.

Các chất bổ sung
Một số vận động viên tìm cách bổ sung dinh dưỡng từ các vitamin, bột protein và các thức uống bổ sung. Uống thuốc không phải là cách nhanh chóng giải quyết cảm giác mệt mỏi và kiệt sức. Đúng hơn là phải điều chỉnh thời gian, chương trình tập luyện ăn uống hợp lý kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ. Điều chỉnh thời gian sinh hoạt và dùng thức ăn đúng cách sẽ tốt hơn là dùng những loại thuốc đắt tiền. Một số thuốc bổ sung có thể dùng trong những trường hợp cần thiết. Nhưng tốt nhất phải có sự chỉ định của bác sĩ thể thao hoặc nhà dinh dưỡng thể thao.


Trường hợp nghiên cứu
Sue là một vận động viên chạy đang tập luyện ở một câu lạc bộ thể thao 3 lần một tuần và tập thêm bên ngoài hoặc tập tại phòng tập thể dục vào những ngày khác trong tuần. Năm vừa rồi cô ta tăng dần cự ly tập luyện và nỗ lực để chạy tốt trong mùa hè nhằm cải thiện thành tích tốt nhất của cô ta ở thành tích 1500m. Cự ly chạy của Sue tăng lên cùng với thời gian cô dành cho việc học. Học toàn thời gian, làm việc bán thời gian và tập luyện hẳn là làm quá nhiều việc cùng một lúc. Hơn nữa Sue để ý thấy nhiều vận động viên nữ chuyên nghiệp rất gọn người và cô quyết định giảm cân để giống các VĐV khác.
          Cách ăn uống của Sue phản ánh sự nhiệt tình quá mức của cô. Cô ăn vội vã và giảm số lượng nhằm để giảm cân, Sue tin rằng cô phải bỏ bữa ăn bởi vì cô quá bận và chỉ muốn đẩy nhanh tốc độ giảm cân của cô. Cô thường ăn vội kẹo và một ít nước ngọt dùng cho người ăn kiêng cho qua cơn đói. Sue tin rằng những thức ăn này tốt vì chúng không chứa chất béo.
          Lúc đầu cô giảm cân và vẫn duy trì được khối lượng tập luyện cùng với việc làm và việc học. cô vẫn có sức lực để vui vẻ với bạn bè vào cuối tuần mà vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Không bao lâu sau, Sue bắt đầu cảm thấy mệt vào buổi chiều và bị cảm lạnh. Và cô mất cảm hứng để tập luyện và thi đấu. Cô không cảm thấy muốn đi chơi vào cuối tuần và thích nghỉ ngơi hơn. Tập luyện trở thành gánh nặng và thành tích chạy của cô giảm hơn.
          Huấn luyện viên của Sue đề nghị cô khám một bác sĩ thể thao vì thông thường thì các nữ VĐV chạy thường bị tình trạng thiếu sắt. kết quả cho thấy hàm lượng sắt của cô bình thường, vì thế Sue quyết định nói chuyện với một nhà dinh dưỡng thể thao để kiểm tra thói quen ăn uống của cô. Sue mô tả cách ăn uống hàng ngày của cô rất thất thường, mỗi ngày đều khác nhau, nhưng chủ yếu là dùng thức ăn ít chất béo và ít đường.
          Sue được chỉ dẫn rằng thức ăn ít chất béo không có nghĩa là chế độ ăn uống tốt. Điều quan trọng là phải có sự cân bằng giữa carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sue và nhà dinh dưỡng thể thao thảo luận tìm cách để cô ta có ba bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng mỗi ngày.

Bữa ăn nhẹ (ăn dặm) thích hợp giữa các bữa ăn bây giờ là trái cây tươi, sữa chua hoặc bánh ngũ cốc thay vì kẹo và nước ngọt. Sue nhận ra lúc đầu cô có lên cân, nhưng cô cũng tìm lại sức sống để tập luyện và thi đấu.

Một chế độ ăn uống cân bằng có nghĩa là có sức khỏe tốt hơn và thành tích tốt hơn.


Bài cùng chủ đề
Dinh dưỡng trong chạy ngắn
Dinh dưỡng cho môn chạy cự ly dài
Đặc điểm dinh dưỡng cho vận động viên thể hình 

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Sinh lý cơ và dây thần kinh

Sinh lý cơ


Vận động là một đặc trưng quan trọng của động vật và người. Nhờ có khả năng vận động mà động vật có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác để kiếm ăn, tìm nơi ở, tránh kẻ thù, tìm bạn đời trong mùa sinh sản. Ở động vật, sự vận động do một loại mô đã được chuyên hoá đảm nhiệm, đó là mô cơ. Dựa vào cấu tạo và chức năng cơ được chia làm 3 loại: cơ vân hay cơ xương, cơ trơn và cơ tim. Cơ chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể, trong đó cơ vân chiếm 40%, số còn lại là cơ trơn và cơ tim.

Sự tiến hoá chức năng của cơ

Trong quá trình tiến hoá của động vật, mô cơ ngày càng được biệt hoá theo hướng phân hoá dần về cấu tạo và chuyên hoá dần về chức năng. Nhờ vậy, sự vận động của động vật ngày càng trở nên nhanh hơn, chính xác hơn. Ở một số động vật nguyên sinh như amip, sự di chuyển của cơ thể thực hiện được là nhờ nguyên sinh chất. Ở một số động vật nguyên sinh khác như thảo trùng, trong các lớp ngoài của tế bào chất có các tơ cơ hay sợi cơ cứng. Ở các động vật đa bào, các tế bào cơ đã được hình thành, lúc đầu là các tế bào biểu mô - cơ hỗn hợp và đến giun dẹp đã có các tế bào cơ chuyên biệt.Ở giun và các động vật thân mềm bậc thấp, phần lớn các cơ trong cơ thể là cơ trơn, chỉ có cơ tim và một phần nhỏ cơ thân có vân ngang. Ở thân mềm bậc cao, hầu như toàn bộ hệ cơ đều có vân ngang. Ở động vật chân đốt đã phát triển cơ vân điển hình và từng cơ riêng bám chắc vào bộ xương làm cho động tác trở nên nhanh và mạnh hơn. Ở các động vật có dây sống, bắt đầu từ lưỡng tiêm, cơ đã được biệt hoá cao, được phân chia thành cơ vân thực hiện chức năng vận động của cơ thể và cơ trơn thực hiện chức năng co bóp của các cơ quan bên trong cơ thể.

Ở các động vật có xương sống, theo quá trình tiến hoá và sự phức tạp chức năng vận động đã xuất hiện thêm các cơ và nhóm cơ mới để thực hiện nhiều động tác mới khác nhau bảo đảm đời sống của con vật trong những điều kiện sống mới, đồng thời một số cơ do sự thay đổi điều kiện sống đã trở nên mất ý nghĩa nên bị thoái hoá.
...........
download nội dung của chương