Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Đồng (Cu)

Đồng tham gia tích cực vào quá trình tạo máu và hô hấp tế bào. Nhiều men oxy hoá (tyrosinase, lactase..) chứa đồng như là thành phần kim loại đặc hiệu. Đồng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và có ảnh hưởng tới chức phận các tuyến nội tiết, insulin và adrenalin.. Đồng có nhiều trong gan, đậu đỗ và ngũ cốc và hàm lượng không cao trong các loại thực phẩm khác như trứng, gà, sữa..
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Fluor (F)

Fluor tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Fluor còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến điều hoà calci - phosphor.
Lượng fluor có nhiều ở xương và răng. Xương có 200 - 400 mg/kg trọng lượng, răng có 240 - 560 mg/kg trọng lượng, các cơ không quá 2 - 3 mg/kg trọng lượng. Tuổi càng cao hàm lượng fluor trong cơ thể càng tăng. Quá trình tích chứa fluor ở men răng xảy ra lúc còn bé, trong thời kỳ hình thành và phát triển răng vĩnh viễn.
Lượng fluor trung bình trong thực phẩm từ 0,02 - 0,05 mg%. Trong sữa có 0,01 mg% fluor, cám 0,1 mg%, trà có nhiều fluor 7,5 - 10 mg%.
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Iode ( I2)

Iode tham gia tích cực vào chức phận tuyến giáp tạng, thiếu iode sẽ dẫn đến rối loạn của tuyến này, gây phát sinh bướu cổ. Nguồn thực phẩm chứa iod thông thường được cho ở Bảng Hàm lượng iode trong một số thức ăn. Nguồn dự trữ lớn nhất chủ yếu là nước biển, không khí và đất vùng ven biển. Thịt, sữa, trứng có hàm lượng iode cao. Tuy nhiên lượng iode trong thức ăn thay đổi tuỳ theo điều kiện địa chất và theo loại thực phẩm. Cá biển và các loại hải sản có nhiều iode. Sự phát sinh bệnh bướu cổ, đần độn thường gặp ở chế độ nghèo iode.


Bảng hàm lượng iode trong một số thức ăn

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Coban (Co)

      Vai trò chính của coban là tham gia vào quá trình tạo máu và chuyển hoá vật chất. Coban kích thích quá trình tạo máu, tuy nhiên liều lượng cao có tác dụng ngược lại. Trong điều trị thiếu máu, coban có tác dụng khi cho đồng thời với sắt. Người ta còn thấy hoạt động tạo máu của coban khi thể hiện mức đồng (Cu) đủ cao trong cơ thể. Coban khi có mặt của đồng sẽ tác dụng lên sự tạo thành hồng cầu lưới và chuyển chúng thành hồng cầu trưởng thành.
        Coban có khả năng làm chậm phát triển tế bào ung thư, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động một số men thủy phân. Coban là nguyên liệu gốc để nội tổng hợp vitamin B12 trong cơ thể. Theo quan điểm hiện nay nhu cầu cơ thể chủ yếu được thỏa mãn nhờ lượng vitamin B12 do các vi khuẩn đường ruột tổng hợp từ coban của thức ăn. Coban có nhiều nhất ở tuyến tụy và tham gia vào quá trình tạo thành insulin.
       Coban phổ biến trong thực phẩm với lượng rất thấp (trong thực vật ở biển, cá và động vật khác..). Tuy nhiên ở chế độ ăn hỗn hợp cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu cơ thể.

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Mangan (Mn)

Trong cơ thể mangan có với lượng thấp, hàm lượng mangan cao nhất ở gan, thận, tụy, khoảng 2 - 4 μg/g tổ chúc tươi.
Vai trò chính của mangan là tham gia tích cực vào các quá trình oxy hoá khử. Trong cơ thể mangan là chất kích thích quá trình oxy hoá. Mangan có tính hợp mỡ rõ rệt, nó ngăn ngừa mỡ hoá gan và tăng sử dụng lipid trong cơ thể. Mangan còn tham gia trong quá trình tạo xương. Mangan có nhiều trong thực phẩm thực vật hơn thực phẩm động vật, trà có nhiều mangan nhất. Giữa mangan và hoạt động một số vitamin nhóm B và vitamin C có liên quan nhất định. Bệnh thiếu vitamin B tiến triển nhẹ và mau khỏi khi cho thêm mangan vào khẩu phần. Các thực phẩm thực vật giàu vitamin C thường có nhiều mangan. Mangan còn tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin C trong cơ thể.

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người
Ths. Nguyễn Minh Thủy

Ảnh hưởng của chế biến nóng đến thành phần dinh dưỡng

Lipid
Ở nhiệt độ quá 100oC không nhiều, lipid không có những biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Ở nhiệt độ cao hơn có thể tạo thành glycerol và các acid béo. Sau khi mất nước, glycerol tro thành acrolein. Acrolein có mùi đặc hiệu và gây kích thích niêm mạc mũi, họng và kết mạc. Đun nóng nhiều cũng làm giảm và phân hủy vitamin A có trong các lipid chứa vitamin A như bơ.
Glucid
Ở nhiệt độ 100oC không nhiều, glucid không có những biến đổi đáng kể. Đường đun khô đến 180oC chuyển sang màu nâu có mùi đặc hiệu gọi là caramel. Đó là hỗn hợp của nhiều chất khác nữa do đường phân giải.
Quá trình chế biến nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hơn, cellulose không bị phân huỷ nhưng nứt và trở nên mềm hơn, cho phép dịch tiêu hoá tiếp xúc với các chất dinh dưỡng trong tế bào thực vật.
Protein
Khi đun nóng một số loại protein có thể vào trong nước như albumin, protein các tổ chức liên kết (gelatin). Phần lớn protein đun nóng quanh nhiệt độ 70oC sẽ đông vón lại, rồi bị thoái hoá. Khi có acid quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón vừa phải làm cho protein dễ tiêu. Khi đun nóng nhiều, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu. Quá trình này thường xảy ra khi đun khô, hấp bánh. Đun nóng quá mạnh gây phân huỷ một số các acid amin như lysine, methionine…
Các loại khoáng
Trong quá trình nấu nướng không có biến đổi về chất lượng. Các biến đổi về số lượng là do chúng hoà tan một phầnvào trong nước. Vì vậy nên sử dụng cả nước luộc.
Vitamin
Các vitamin chịu nhiều thay đổi quan trọng nhất vì đó là những chất tương đối bền vững. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững vớpi nhiệt độ nên mất vừa phải trong quá trình nấu nướng bình thường (10 – 20 %).
Các vitamin tan trong nước mất nhiều hơn. Có hai nguyên nhân cơ bản, một là khi ngâm rửa, các vitamin nàybị hoà tan, hai là các vitamin này dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm.
Trong một số các vitamin nhóm B, thiamin ít bền vững nhất. Riboflavin và niacine hầu như không bị phân huỷ. Khi luộc thịt và cá, một lượng tương đối 105
vitamin nhóm B ra theo nước luộc. Trừ vitamin B1, các quá trình chế biến nóng không làm mấtquá 20% các vitamin nhóm B khác.
Vitamin C ít bền vững với các quá trình kỹ thuật do chất này không những dễ hoà tan trong nước mà còn bị oxy hoá nhanh ở nhiệt độ cao. Trong quá trình này có sự tham gia của men oxydase của vitamin C, men này hoạt động nhất ở nhiệt độ 40 – 45oC, trong môi trường acid sự phân huỷ xảy ra chậm hơn. Lượng các vitamin mất do nấu nướng:
Vitamin C: 50%
Vitamin B1: 30%
Vitamin B2: 20%
Caroten: 20 – 30%
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người
Ths. Nguyễn Minh Thủy

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Những điều lệ về Y Đức trong Y Học Thể Dục Thể Thao


(Tuyên bố sau đây được Ban Chấp Hành Liên Đoàn Y Học Thể Dục Thể Thao Quốc Tế FIMS thông qua ngày 23/9/1997)


I. VỀ Y ĐỨC NÓI CHUNG:
Những nguyên tằc đạo đức trong y khoa đều được áp dụng trong y học thể dục thể thao. Chức năng chủ yếu của người bác sĩ gồm:
  • Luôn đặt sức khỏe của VĐV lên hàng đầu
  • Không làm tổn hại sức khỏe VĐV
  • Không áp đặt quyền bác sĩ vào các quyền quyết định cá nhân của VĐV
  •  
II. ĐẠO ĐỨC TRONG Y KHOA THỂ THAO:
Bác sĩ chăm sóc cho VĐV dù ở lứa tuổi nào cũng phải hiểu được những nhu cầu cụ thể về thể chất, tinh thần và tình cảm của họ trong những hoạt động thể thao và rèn luyện thể dục thể thao.

Có một mối liên hệ khác tồn tại giữa bác sĩ thể thao, người thuê họ, tổ chức thể thao, các chuyên gia và VĐV. Trong y khoa thể thao còn có mối liên hệ giữa mối lo bệnh lý với các hoạt động giải trí cũng như chuyên nghiệp. Một chấn thương thể thao tác động trực tiếp đến quá trình tham gia hoạt động, liên quan đến mặt tâm lý và tài chính. Sự khác biệt rõ nhất giữa y học thể thao và những lĩnh vực y khoa khác là nói chung các VĐV được điều trị đều khỏe mạnh.


Nên phân biệt giữa đạo đức trong y học thể dục thể thao và luật pháp khi nó liên quan đến thể thao. Một bên đề cập đến những giá trị đạo đức, bên kia lại đề cập đến một hệ thống những quy luật bắt buộc. Mặc dù hoàn toàn phù hợp khi luật pháp có nền tảng từ những quy luật đạo đức và vấn đề đạo đức trong sự ủng hộ hợp pháp của pháp luật, nhưng không phải mọi cái bất hợp pháp đều là vô đạo đức và trái lại cũng không phải mọi hành vi vô đạo đức là trái luật. Do đó, đạo đức trong y khoa thể thao không liên quan đến quy luật xã hội hay luật pháp, mà nó liên quan chủ yếu đến những giá trị đạo đức cơ bản.

III. NHỮNG VẦN ĐỀ Y ĐỨC ĐẶC BIỆT TRONG Y KHOA THỂ THAO:
Chức năng của bác sĩ trước hết phải là sự quan tâm dành cho VĐV, hợp đồng và những trách nhiệm khác đều chỉ có tầm quan trọng phụ. Một quyết định y khoa đưa ra là phải trung thực và bắt nguồn từ lương tâm người bác sĩ. Quy tắc y đức cơ bản trong chăm sóc sức khỏe là việc tôn trọng quyền tự quyết, một yếu tố cần thiết trong quyền tự quyết là kiến thức. Không thể đạt được sự chấp thuận bằng cách là "hao mòn" quyền tự quyết của VĐV. Như vậy, không cung cầp thông tin cần thiết cũng sẽ vi phạm quyền tự quyết của VĐV. Trung thực là phẩm chất quan trọng trong y đức. Nhiệm vụ hàng đầu của y đức là thông tin đầy đủ về khả năng của VĐV, đó là điều cần thiết giúp bệnh nhân quyết định và thực hiện quyền tự quyết.


Sự tôn trọng cao nhất sẽ luôn được duy trì vì tính mạng và sức khỏe con người. Không động cơ lợi nhuận nào được phép ảnh hưởng đến việc thực hiện phương thức hay chức năng trong y học thể dục thể thao.

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĐV VÀ BÁC SĨ:
Bác sĩ không được để tư tưởng tôn giáo, quốc tịch, chủng tộc, chính trị hay xã hội nào xen vào chức năng của họ và các VĐV.
Nền tảng cơ bản của mối quan hệ giữa bác sĩ và VĐV luôn là sự tin tưởng tuyệt đối tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. VĐV luôn có thể trông cậy vào việc vận dụng kỹ năng chuyên môn của người bác sĩ … Lời khuyên bác sĩ đưa ra và việc làm của họ luôn quan tâm tối đa đến VĐV.
Bí mật riêng tư của VĐV phải được giữ kín.

Những quy định liên quan đến hồ sơ y khoa trong chăn sóc sức khỏe và y tế cũng được áp dụng trong y học thể thao. Bác sĩ thể thao nên luôn giữ một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác về bệnh nhân.

Trước mối quan tâm mạnh mẽ của công chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng bác sĩ nên thảo luận với VĐV xem thông tin nào có thể đăng tải.
Khi đảm trách vai trò bác sĩ của một đội tuyển, bác sĩ thể thao chịu trách nhiệm động viên các VĐV cũng như động viên người quản lý và HLV. Mỗi VĐV cần được thông báo về trách nhiệm trên và họ buộc phải chấp nhận để bác sĩ tiết lộ những thông tin về y tế, nhưng chỉ tiết lộ đối với những người có chức năng và vì mục đích quyết định sức khỏe của VĐV tham dự.


Bác sĩ thể thao sẽ thông báo cho VĐV về việc điều trị, việc sử dụng thuốc và hậu quả có thể xảy ra và tiến hành yêu cầu VĐV cho phép chữa trị.
Bác sĩ của đội có thể giải thích cho VĐV rằng họ có quyền tự do tham vấn một bác sĩ khác.

V. LUYỆN TẬP VÀ THI ĐẤU:
Bác sĩ y học thể dục thể thao nên phản đối những quy tắc huấn luyện, luyện tập và thi đấu nguy hại đến sức khỏe của VĐV. Nói chung, bác sĩ nên nắm bắt nhu cầu tinh thần cụ thể của VĐV khi họ tham gia vào các hoạt động thể thao. Những khía cạnh của phương diện này bao gồm khả năng chuyên môn, tính hiệu quả và an toàn.

Nếu VĐV là trẻ em hay trẻ đang trưởng thành, bác sĩ phải xem xét những nguy cơ đặc biệt đối với các môn thể thao giành cho lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tâm lý mà hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh luận. Khi VĐV tham gia là trẻ đang trưởng thành, bác sĩ thể thao phải đảm bảo việc luyện tập và thi đấu thích hợp với sự trưởng thành và phát triển của chúng (4). Bác sĩ nên đóng góp vào việc tuyên truyền hay thông tin những điều kiện đặc biệt liên quan đến việc luyện tập và thi đấu của VĐV nhỏ tuổi. Những thông tin này nhất thiết cũng phải được thông báo cho VĐV, cha mẹ, người giám hộ, người huấn luyện.

VI. GIÁO DỤC:
Các bác sĩ y học thể thao nên tham gia các khóa giáo dục thường xuyên để nâng cao và duy trì kiến thức cũng như kỹ năng để luôn có những lời khuyên và sự chăm sóc tốt nhất cho VĐV. Nên chia sẻ kiến thức với những đồng nghiệp cùng lĩnh vực.

VII. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE:
Bác sĩ y học thể dục thể thao phải giáo dục cho mọi lứa tuổi lợi ích của các hoạt động thể dục thể thao đối với sức khỏe.

VIII. CHẤN THƯƠNG VÀ VĐV:
Trách nhiệm của bác sĩ y học thể dục thể thao là quyết định xem VĐV bị thương có nên tiếp tục tập luyện và thi đấu không. Bác sĩ không nên để kết quả thi đấu  hay HLV làm ảnh hưởng đến quyết định của mình, chỉ những nguy hại và hậu quả đối với sức khỏe của VĐV mới là quan trọng.
Nếu bác sĩ nhận thấy một môn thể thao nào đó gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho VĐV, ông nên cố gắng loại bỏ nguy cơ đó bằng cách dùng áp lực của mình tác động lêm các VĐV cũng như những người có thẩm quyền quyết định.
Phòng ngừa chấn thương luôn là yêu cầu đầu tiên.

IX. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP CHỮA BỆNH:
Với sự trợ giúp của các nghiên cứu khoa học, bài luyện tập chi tiết nên trở thành một phần của kế hoạch chữa bệnh cho VĐV phục hồi sau chấn thương hoặc bênh tật.

X. QUAN HỆ VỚI CÁC CHUYÊN GIA:
Bác sĩ y học thể thao nên công tác với các chuyên gia ngành khác. Bác sĩ nên hợp tác với những nhà vật lý trị liệu, pediatrists, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý học, những nhà khoa học về thể thao cũng như những nhà sinh lý học, sinh hóa học v.v… Bác sĩ thể thao chịu trách nhiệm cuối cùng về sức khỏe và thể trạng của VĐV, do đó nên lần lượt phối hợp vai trò của các chuyên gia trên, và những chuyên khoa y khoa liên quan trong phòng ngừa, điều trị, phục hồi và chấn thương. Khái niệm công việc tập thể kết hợp nhiều ngành khác nhau là nền tảng của y học thể thao.
Bác sĩ y học thể thao nên cư xử với đồng nghiệp và cộng sự như anh ta mong muốn được đáp lại.
Khi bác sĩ nhận thấy những vấn đề của VĐV ngoài khả năng chuyên môn của mình, ông nên khuyên VĐV đến những người khác với chuyên môn cần thiết và hướng dẫn họ đến những người liên quan đó nhờ trợ giúp.

XI. QUAN HỆ VỚI CÁC VIÊN CHỨC, CÂU LẠC BỘ V.V…:
Ở nơi thi đấu, trách nhiệm của bác sĩ y học thể dục thể thao là quyết định khi nào VĐV bị chấn thương có thể tham gia trở lại thi đấu. Bác sĩ không nên ủy thác quyết định này cho ai khác. Trong mọi trường hợp, điều tối quan trọng vẫn là sức khỏe và sự an toàn của VĐV. Kết quả thi đấu không làm ảnh hưởng quyết định của bác sĩ.
Để bác sĩ y học thể dục thể thao có thể đảm bảo trách nhiệm y đức, người bác sĩ phải khẳng định được quyền tự quyết chuyên môn và trách nhiệm đối với mọi quyết định y khoa liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và lợi ích chính đáng của VĐV. Người thứ ba không nên tác động vào quyết định này.
Bác sĩ không cung cấp thông tin này cho người thứ ba mà không có sự đồng y của VĐV.

XII. LẠM DỤNG THUỐC DOPING:
Bác sĩ y học thể dục thể thao nên chống đối và thực hiện ngăn chặn việc sử dụng những phương pháp để tăng thành tích thi đấu một cách cố ý, chẳng hạn những phương pháp đã bị ủy ban Olympic quốc tế IOC cấm.
Các bác sĩ đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng những phương pháp không phù hợp với y đức và thực nghiệm khoa học. Do đó việc sử dụng doping dưới mọi hình thức đều không chấp nhận được vì nó hoàn toàn trái với y đức. Và dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận được việc che giấu đau đớn của VĐV để họ có thể trở lại luyện tập dù có thể có nguy cơ làm trầm trọng thêm chấn thương.

XIII. NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu nên tiến hành theo những quy tắc đạo đức đã được chấp nhận đối với động vật và đối tượng là con người. Không nên tiến hành nghiên cứu trên phương thức có thể làm bị thương hoặc nguy hại đến khả năng thi đấu của VĐV

Theo: www.yhocthethao.org