Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010

Nhu cầu năng lượng của vận động viên


Để vận động viên có thể tiếp thu đầy đủ lượng vận động và phát huy đầy đủ đúng hơn là tối ưu tác dụng của lượng vận động thì điều tối thiểu đầu tiên phải có đó là được bù đắp đầy đủ năng lượng tiêu hao, bởi vì thiếu năng lượng, thiếu các axit amin làm nên men và các vitamin, coenzim thì không thể có hồi phục bình thường chứ không nói đến hồi phục vượt mức.


Điều này cũng đơn giản nếu như ta muốn có cơm ăn, tối thiểu phải có gạo, có nồi, có lửa(từ củi, điện hoặc than,…)và có nước, thiếu một trong 4 thứ đó ta không thể có cơm, thiếu lửa cơm không chín, thiếu nước cơm khô, không có gạo hoặc nồi thì hoàn toàn không thể nghĩ đến cơm, chưa nối đến chất lượng gạo, chất lượng nước, nồi và kỹ thuật nấu.

Chúng ta mới chỉ nhìn thấy bữa ăn dưới hình thức thô thiển mà chưa hiểu hết cấu trúc vi mô và hoạt động của nó, cái gì mà ta không biết ta lại cho là không cần.

Không cần không có nghĩa là nó không tồn tại và thậm chí nó đang làm hại chúng ta mà ta cũng không biết.

Ăn và uống tưởng chừng như quá giản đơn, nhưng nó quan trọng bậc nhất một cách đơn giản như vậy.

Năng lượng được dự trữ trong gan, trong mô mỡ và cơ.

Để cho cơ thể có thể hoạt động được, thức ăn cần phải được chuyễn hóa thành năng lượng dưới dạng năng lượng cơ học, điện năng, nhiệt năng hoặc năng lượng thẩm thấu. Những dạng năng lượng này mới làm cho cơ co, dẫn truyền xung động thần kinh, chuyển hóa thức ăn, tổng hợp các chất cần thiết cho hoạt động và giữ gìn nhiệt độ cơ thể thích hợp.

Khi hoạt động thể dục thể thao, cơ thể cần một lượng năng lượng tức thì. Năng lượng này lấy từ glucoza do gan giải phóng ra.Glucoza là phân tử cuối cùng nhỏ nhất được phân hủy từ tinh bột. Nguồn năng lượng tức thì nàycần cho sự co giãn của cơ và lấy từ ATP(adenozintriphôtphat). Nghĩa là để có sự co cơ, nhất thiết phải có ATP.

Trong cơ, ta có thể lấy ATP từ ba nguồn:

a. Phân hủy phôtphocreatin.

b. Phân hủy glucoza yếm khí

c. Chu trình Krebs.

Khi hoạt động kéo dài ở thời điểm đầu tiên cơ thể sử dụng glucoza để lấy năng lượng. Sau đó, các axít béo được phân hủy giải phóng năng lượng cho hoạt động của cơ. Nhưng trong suốt quá trình- tuy ở mức độ thấp vẫn có sự phân hủy glucoza, đặc biệt là ở giai đoạn cuối cùng, khi “nước rút” về đích.

Glucoza được sử dụng trong quá trình hoạt động( yếm khí hoặc ái khí) và được lấy từ hai nguồn:

1- Glucoza trong máu(Glucoza giải phóng từ gan hoặc từ sự phân hủy glycogen hoặc từ tổng hợp glucoza từ các amino axit).

2- Glucoza có sẵn trong cơ.

3- Khi lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhiều hơn số năng lượng tiêu thụ, cơ thể sẽ dự trữ năng lượng dưới dạng mỡ.Tuy nhiên, đối với các vận động viên, để tăng tối đa lượng dự trữ glycogen trong gan và cơ, các vận động viên nên ăn tinh bột từ gạo, các loại củ đỗ và hoa quả hơn là ăn mỡ(dù là mỡ động vật hay dầu thực vật). Khi hoạt động với lượng vận động cao, cơ thể phải sử dụng rất nhiều năng lượng mà sự bù đắp lại không đủ cơ thể sẽ sử dụng hết năng lượng dự trữ(Balance-), lúc đó kkả năng vận động sẽ thuyên giảm. Và cứ tiếp tục như vậy, cơ thể sẽ phải sử dụng đến protit của chính cơ thể mình dẫn đến tình trạng sụt trọng lượng cơ thể, teo cơ, suy dinh dưỡng và gầy đét.

Người ta đã tính tỉ lệ thành phần thức ăn cần thiết cho vận dộng viên trong một ngày một cách chung nhất như sau:

Chất đạm (protit): Chiếm tỷ lệ 10-15% tổng số năng lượng cần thiết (1-1,5 gam/kg trọng lượng cơ thể/ngày).

Chất mỡ(lipit): Cần 25-30% tổng số năng lượng cần thiết. Và trong số này chỉ trên 10% là mỡ động vật, còn lại là mỡ thực vật (dầu thực vật).

Chất bột(glucit): lấy từ gạo, bột mỳ,các loại hạt, củ và hoa quả.

Mỗi vận động viên cầ biết nhu cầu về năng lượng hàng ngày của mình ( tùy theo môn thể thao và lượng vận động trong từng giai đoạn). Nhu cầu năng lượng cho vận động viên có thể từ 3.000 đến 8.000 Kcal/ngày.

Chúng ta cũng cần biết rằng, quá trình tập luyện thể dục thể thao cũng là quá trình tập luyện và hoàn thiện cơ chế sử dụng năng lượng tối ưu cho cơ thể.

Vì vậy, cùng một lượng vận động đối với vận động viên cấp cao và một vận động viên trẻ sự tiêu hao năng lượng không giống nhau. Hoặc ở cùng một vận động viên, một lượng vận động giống nhau, ở thời điểm khác nhau, sự tiêu hao năng lượng cũng khác nhau.

Thông thường khi sự tiêu hao năng lượng lên đến 6.000 đến 7.000Kcal/ngày thì với những thức ăn thông thường, cơ thể không có khả năng hấp thụ để bù lại. Vì vậy trong những trường hợp cụ thể cần phải có thức ăn chế biến đặc biệt, tại điều kiện hấp thu dễ và nhanh để bù đắp đầy đủ cho vận động vên.

Chúng ta cũng cần lưu ý về cấu tạo thành phần cơ thể, nhĩa là tỉ lệ trọng lượng cơ thể-trọng lượng mỡ và cơ đặc trưng với từng dạng cấu trúc cơ thể, từng môn thể thao.(Bảng tỷ lệ mỡ cơ thể vận động viên ở những môn thể thao khác nhau).

Đây cũng là một trong những cơ sở xác định nhu cầu năng lượng cho từng đối tượng. Từ đó ta định được khẩu phần ăn, hay nói cách khác là thực đơn cụ thể đặc trưng cho từng môn thể thao.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét