Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

Ánh nắng mặt trời cái lợi và hại

Tia sáng mặt trời có nhiều tia UV(Ultra violet:tử ngoại) và các tia này thay đổi từng giờ trong ngày,theo mùa,theo độ cao…Hai loại tia ánh nắng mặt trời mà chúng ta nhận hàng ngày là tia UVB và tia UVA;UVB mạnh gấp 50 lần UVA và chính các UVB là nguồn gốc của việc tạo da dày,sừng hóa da,phá hủy các chất trong biểu bì thành những dẫn chất tích lũy thành u hay ung thư da.Tia UVB có trong ánh nắng mặt trời nhiều nhất là từ 10 giờ sang đến 2 giờ chiều.



Một cái lợi nhất của ánh nắng mặt trời đối với cơ thể và cũng là cái lợi duy nhất là sự tổng hợp dạng hoạt động tích cực của vitamin D3 ở da.Vai trò này người ta đã biết từ lâu và vai trò của các dẫn chất của vitamin D trong các quá trinh phát triển và cấu trúc của tế bào.Dần dần sinh hóa học coi vitamin D như là một nội tiết chứ không phải đơn thuần là vitamin.

Chất 7-dehydrocholesterol là cơ chất của phản ứng:người ta gọi đó là tiền vitamin D3.Nó có 50% ở biểu bì và 50% ở chân bì;80% tiền vitamin D3 ở biểu bì dưới ảnh hưởng của tia UVA sẽ chuyển thành vitamin D3 sau một quá trình chuyể hóa do nhiệt.Các tia UV này có tác dụng tối đa ở bước sóng 295-300nm.

Các tia UV này ngoài chức năng chuyển tiền vitamin D3 thành vitamin D3 còn chuyển các dẫn chất của tiền vitamin D3 thành các chất không có hiệu lực.Điều này giải thích vì sao dù có phơi nắng bao lâu thì người ta vẫn không bị thừa vitamin D3 trong máu.

Trong việc sản sinh vitamin D3 bởi da có sự giảm sút tiền vitamin D3 theo tuổi;tuổi cao thì sự tích lũy tiền vitamin D3 càng giảm,có sự giảm sút theo vùng cao; vùng cao ít nắng thì cũng làm cho việc chuyển hóa tiền vitamin D3 thành vitamin D3 giảm sút. Màu da cũng có tác động đến việc chuyển hóa tiền vitamin D3 thành vitamin D3: da đen gần 10 lần thời gian phơi nắng sễ có một lượng bằng nhau về vitamin D3 của người da trắng.


Nhiều tác giả đã coi vai trò của vitamin D3 là một nội tiết chứ không phải là một vitamin đơn thuần.Người ta nhận thấy rằng chất 1,25-dihydroxivitaminD3 không chỉ điều chỉnh hệ số phosphor calci mà có nhiều tính chất chống sự phát triển của tế bào và kích thích sự biệt hóa của tế bào.Người ta hy vọng rằng từ những thực nghiệm này sẽ có những thuốc trị vảy nến(posriasis) có hiệu nghiệm.


CÁI HẠI CỦA ÁNH NẮNG MẶT TRỜI
Bị trúng nắng: Sau khi phơi nắng quá nhiều, nở mao mạch ở dưới biểu bì,phù và đau ở da.Bệnh gọi là ban đỏ quan hóa do phơi nắng lâu khi mặt trời đỏ gần 12 giờ.Bệnh đen xậm di vào chân bì và phản ứng với các dẫn chất của melanine có màu sậm sau một vài ngày phơi nắng nhiều sẽ có sự sậm da,biểu bì dày lên,melanine tăng.Yếu tố chủ yếu là do lượng melanine của biểu bì,người tóc đen da sậm thì ít nhạy với ánh sáng mặt trời.Ánh sáng mặt trời quá nhiều sẽ ức chế hệ miễn dịch trong vài giờ sau khi phơi nắng và còn kéo dài vài ngày,trong thời gian này thì cơ thể rất dễ bị nhiễm và có khi có sự phát triển của tế bào lạ mà không có gì cản trở dẫn đến u.
Ung thư da: do sự tích lũy lâu ngày(hàng chục năm) các sản hẩm do sự phá hoại của tia UVB ở biểu bì.Qúa trình này có khi biểu hiện ra,có khi không biểu hiện gì cả.


Các u ở biểu mô (carcinome) xuất hiện ở các bộ phận bị chiếu tia UVB nhiều nhất sau 40-50 năm,chuyển thành ung tư da tại các bộ phận đó.Ở Pháp hàng năm có đến 80.000 bệnh nhân ung thư da và số lượng ngày càng tăng.Điều cần thiết để phòng bệnh là sự giáo dục chống lại sự lạm dụng quá mức (nhất là đối với trẻ con) ánh nắng mặt trời không thấy cái hại;việc dùng nón và điều kiện làm việc,đừng phơi lưng,đùi,vai,cánh tay,mặt và những bộ phận rất nhạy với UVB là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

GS NGUYỄN KIM HÙNG

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét