Y học cổ truyền Á Châu đã biết từ vài ngàn năm trước đây phẩm chất trị liệu tốt của trà (còn gọi là chè).Ngày nay các cuộc nghiên cứu lâm sàng và cơ bản xác nhận và dịnh rõ tính chất ngừa và trị bệnh của nó.Uống với số lượng lớn trà xanh và đen giảm cholesterol trong máu.Ngoài ra những hợp chất phenol có trong trà xanh có tính bảo vệ đối với các bệnh tim mạch và còn giúp ngừa một vài bệnh ung thư.
Trà xanh và trà đen có trong Dược Điển Pháp xuất bản lần thứ 10 (1994) dưới dạng hai chuyên đề.Đối với y học cổ truyền,trà làm sáng mắt,giúp sự tiêu hóa dễ dàng hơn,thuận lợi cho tiểu tiện và trung hòa những độc tố.Nó liên quan đến các kinh tuyến tim,phổi và dạ dày. Nhai lá trà chống lại sự hôi miệng.
Trà là một cây khỏe,khi mọc hoang ó thể cao đến 10 mét nhưng trong các đồn điền,người ta cắt xén để tiện việc hái lá,nên thường chỉ cao độ 1,20m.Người ta hái búp và từ 1 đến 3 lá non tùy theo phẩm chất trà.Có 3 loại trà: trà không lên men (trà xanh) ước tính khoảng 80-90% tổng số lượng trà của Trung quốc,trà lên men một nửa, gọi là Ô long và trà lên men (trà đen) chiến 90% tổng số lượng trà của Ấn Độ.
Để có trà xanh,lá được ổn dịnh bởi nhiệt khô hay ẩm hầu diệt men, đặt biệt những phenol oxydaz có tính oxy hóa những polyphenol. Theo phương pháp cổ truyền,lá được sấy khô nhanh trong những nồi nhỏ bằng gang rồi được vấn bằng tay hay bằng máy và được sấy khô một lần nữa.Trong những phương pháp hiện đại,đặc biệt ở Nhật,sự ổn định được thực hiện bằng hơi nóng.
Còn sự sản xuất trà đen bắt buộc phải qua nhiều gia đoạn: trước hết lá tươi được trải trong những phên trong 20 giờ để cho lá héo,trở nên mềm dẻo.Rồi lá được vấn bằng tay hay máy và các men polyphenol oxydaz được giải phóng.Sau đó sự lên men ở không khí ẩm được thực hiện từ 3-5 giờ. Việc chế biến này làm thay đổi sâu sắt thành phần hóa học của trà và lá có màu đen. Cuối cùng là được phơi khô ở không khí nóng.
Những hoạt chất chính của trà là cafein (cũng có trong cà phê) và những polyphenol. Tỷ lệ cafein, alcalid chính trong lá từ 2-4%. Còn những hợp chất phenol có tên là catechol thuộc nhóm flavonol: đó là epicatechol, epigallocatechol và một dẫn xuất có tên gallat epigallocatechol .
Những hợp chất này rất nhiều chiếm 25% tỷ trọng của lá khô. Nên ghi nhận là trong tra đen,sự lên men làm biến đổi các hợp chất trên thành những hợp chất phức tạp hơn có tên là thearubigin và theaflavin làm cho trà có màu đỏ khi pha chế bằng nước sôi. Vitamin C rất nhiều trong nước tươi (6%), cũng có trong tra xanh nhưng gần như bị tiêu hủy hoàn toàn trong trà đen. Tỷ lệ fluor trong lá trà (vài phần triệu) đủ để ngừa sâu răng.
Trà được biết là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương nhờ cafein thuận lợi cho sự làm việc trí óc cũng như sự gán sức cơ.Cafein cũng làm cho trà có tính lợi tiểu và kích thích các chức năng tim-hô hấp. Cafein có dưới dạng tự do trong cà phê, còn trong trà nó hóa hợp một phần với các hợp chất phenol.Vì lý do này mà cùng lượng bằng nhau, cafein được giải phóng trong cơ thể một cách chậm hơn,từ từ hơn khi ta uống trà và tác động kích thích của nó không nhanh như khi ta uống cà phê.
Trong những năm gần đây nhiều công trình nghiên cứu đăng trong các tạp chí khoa học quốc tế cho thấy trà có tác dụng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch.Sự khảo cứu ở 1.371 người trên 40 tuổi thực hiện bởi K.Imai và K,Nakachi tại Trung TâmNghiên Cứu Về Ung Thư ở Saitama (Nhật) cho thấy uống tà đều dặn làm giảm một cách có ý nghĩa hàm lượng lipid trong máu và đặt biệt là hàm lượng cholesterol.Càng uống trà nhiều,hàm lượng cholesterol càng thấp.Tỉ lệ các bệnh tim mạch là 26 trên 1000 người ở nhóm uống 10 tách trà mỗi ngày và là 40 trên 1000 người ở nhóm uống 3 tách. Hàm lượng HDL (lipoprotein tỷ trọng cao, tải cholesterol “tốt” trong máu) tăng rõ rệt song song với việc giảm hàm lượng LDL(lipoprotein tỷ trọng thấp,tải cholesterol “xấu”) trong các bệnh tim mạch.Những kết quả ày đã được chứng minh trên những thú vật có chế độ ăn thừa chất mỡ.
Nhiều công trình nghiên cứu của bộ y tế Nhật cho thấy tỷ lệ người chết vì ung thư dạ dày hoặc kết tràng thấp hơn ở những vùng sản xuất trà xanh.Những thống kê của Bộ Y Tế Nhật và Mỹ cũng cho thấy tỷ lệ ung thư phổi ở Nhật thấp hơn là ở Mỹ mặc dù người Nhật hút thuốc nhiều hơn hẳn người Mỹ. Tác dụng ngừa ung thư của trà xanh là do nó bẫy các gốc tự do* (“*” Những gốc tự do nhóm hóa học có chúa dư oxy được sản xuất trong các ty lạp thể của tế bào, nơi cung cấp năng lương cho tế bào. Chúng lien quan đến nhiều quá trình sinh hóa như sự lão hóa của các tế bào, sự xơ vữa động mạch và sự xuất hiện các ung thư). Điều này đã dược chứng minh bởi trắc nghiệm với DPPH (1.1 diphenyl-2 pycrylhydrazyl). Phân tử này bình thường có màu tím sẽ phai màu dưới tác dụng của những chất tiêu diệt các gốc tự do và chỉ cần một tỷ sắc kế để đánh giá hoạt tính kháng gốc tự do của trà xanh.
Ở Mỹ, Những thử nghiêm trên thú vật cho thấy trà xnh có tính che chở đối với một vài khối u ở da: ở nhóm chuột được cho uống trà xanh một tuần trước khi gây tổn thương da đối với tia cực tím B và trong tuần tiếp theo thì diện tích, cường độ và tính nghiêm trọng của các tổn thương thấp hơn hẳn so với nhóm chuột chỉ cho uống nước.
GSTS NGUYỄN VĨNH NIÊN
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét