Vitamin B1: Tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid. Thiếu vitamin B1 sẽ gây ra bệnh tê phù, suy tim, giãn tĩnh mạch ngoại biên, viêm dây thần kinh ngoại biên.
Vitamin B2: Thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, trợ giúp chức năng giải độc của gan, bảo vệ cấu trúc thần kinh, hỗ trợ quá trình phát triển bào thai.
Vitamin B5: Cần thiết cho quá trình chuyển hoá glucid, lipid, protein và phát triển cấu trúc da.
Vitamin B6: Tham gia quá trình chuyển hoá acid amin. Thiếu vitamin B6 sẽ gây ra các bệnh ở da và thần kinh như: Viêm da, viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co giật.
Vitamin E: Tham gia chuyển hoá của các tế bào, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hoá; tạo hồng cầu; phòng ngừa sự hư hao của tế bào và giúp cơ thể sử dụng vitamin K; ngăn ngừa xơ vữa động mạch do làm giảm sự oxy hoá các protein tan trong mỡ, từ đó ngăn các protein này tham gia quá trình làm tắc nghẽn động mạch; vitamin E ngăn ngừa các bệnh tim mạch, kể cả nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não, do làm giảm bớt sự kết tụ của của cholesterol xấu ở trong mạch máu; vitamin E có thể làm tăng tình miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn; làm chậm tiến triển của sa sút trí tuệ; vitamin E làm giảm nguy cơ đục nhân mắt nhờ khả năng chống oxy hoá.
Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của xương. Nó tham gia vào quá trình hấp thu can xi, phot pho ở ruột, điều hoà việc tổng hợp và bài tiết nội tiết tố phó giáp trạng (PTH), làm tăng hấp thu can xi, phot pho ở thận. Trẻ em nếu không được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương do chất xương và sụn không được vôi hoá đầy đủ, sụn phát triển không bình thường, làm xương biến dạng. Người mẹ khi mang thai thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến con sinh ra, tức là bé sinh ra sẽ bị thiếu vitamin D như mẹ. Trẻ sinh non, sinh đa thai dễ bị thiếu vitamin D do chưa được mẹ cung cấp đủ nguồn dự trữ vitamin D và gan chưa trưởng thành.
Vitamin A: Vitamin A có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể con người:
· Thị giác: Mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển bởi dây thần kinh thị giác. Vì vậy, sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.
· Các mô: Vitamin A kích thích quá trình phát triển của các mô như mô sừng, ruột và các con đường hô hấp. Nó cũng ảnh hưởng đặc biệt đến da, kích thích sự liền sẹo và phòng ngừa các chứng bệnh của da như trứng cá.
Sự sinh trưởng: Do vai trò quan trọng trong sự phát triển của con người, nên vitamin A là yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của phôi thai và trẻ em. Vitamin A còn có vai trò đối với sự phát triển của xương, thiếu vitamin A làm xương mềm và mảnh hơn, quá trình vôi hoá bị rối loạn.
· Hệ thống miễn dịch: Do có hoạt động đặc hiệu lên các tế bào của cơ thể, vitamin A tham gia tích cực vào sự chống chịu bệnh tật của con người.
· Chống lão hoá: Vitamin A kéo dài quá trình lão hoá do làm ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
· Chống ung thư: Hoạt động kìm hãm của nó với các gốc tự do cũng dẫn đến ngăn chặn được một số bệnh ung thư.
Sắt: Là nguyên tố vi lượng tối quan trọng, tham gia vận chuyển oxy trong cơ thể, thành phần cấu tạo nên nên hồng cầu. Sự thiếu hụt hàm lượng sắt trong máu là thủ phạm gây nên bệnh thiếu máu nguy hiểm.
Kẽm: Yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tế bào cơ thể, từ hệ miễn dịch đến việc phát triển giới tính nam. Thiếu kẽm trẻ sẽ chậm phát triển, biếng ăn, ngủ gà, giảm năng tuyến sinh dục, kém phát triển về chiều cao, suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, rối loạn chuyển hoá lipid, glucid, protein và suy nhược thần kinh.
Đồng: Thúc đẩy sự tạo máu, giúp hồng cầu non mau trưởng thành, tăng cường tác dụng sinh lý của sắt. Điều chỉnh sự hấp thu lipid, glucid, protid và các vitamin C, A, E do đó tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm độc, nhiễm trùng. Thiếu hụt đồng có thể gây nên thiếu máu, bệnh về xương, rụng tóc… sự phát triển xương của trẻ bị chậm lại, xương dễ gãy.
Kali: Liên quan hầu hết đến mọi hoạt động của cơ thể sống: duy trì huyết áp, chức năng tim thận, sự co cơ và cả hệ tiêu hoá, giúp cân bằng nước và điện giải.
Magie: Cần thiết với những quá trình cơ bản của sự sống. Magie hoạt hoá sự phản ứng của hơn 300 chất xúc tác sinh học để tạo năng lượng cho tế bào từ các thực phẩm chúng ta ăn nzy ngày, đóng vai trò trong sự hình thành xương, giúp xương đậm đặc hơn.
Iod: Thiếu iod sẽ gây ra hậu quả của từng độ tuổi khác nhau, đặc biệt trẻ nhỏ sẽ chậm phát triển trí tuệ, giảm năng lực học tập, thai phụ thiếu iod dễ bị xảy thai, thai lưu, trẻ sinh ra bị đần độn, câm điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
Phot pho: Là nhân tố quan trọng trong mọi dạng hình sống. Tham gia vào thành phần các muối phot phat như ATP để vận chuyên năng lượng tế bào, các muối phot phat can xi để làm cứng xương.
Coban: Là thành phần trung tâm của vitamin B12- yếu tố quan trọng để tạo máu, giúp hấp thu tốt các vitamin nhóm B, các cid amin.
Can xi: Cần thiết cho nhiều quá trình sinh học của cơ thể, tham gia cấu tạo nên xương của cơ thể.
Theo: http://www.intermedicvn.com
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét