Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

MỘT CHIIỀU MƯA…



Người ta thường nói “xa mặt cách lòng”, có thật thế không anh?

Người ta thường nói “xa mặt cách lòng”, có thật thế không anh? Chiều nay cơn mưa từ đâu kéo về, em thích mưa, anh cũng thế. Nhớ quá những lúc anh chở em dưới cơn mưa lạnh, vòng từ sau ôm anh lòng chợt thấy ấm áp lạ lùng. Cơn mưa chiều nay cũng thế, nhưng trái tim em bỗng run lên vì lạnh hay là vì một nỗi nhớ không tên.
Em sợ lắm cảm giác đơn côi ấy. Giữa dòng người ồn ào xa lạ, em thấy mình bỗng lạc lõng chông chênh. Anh biết gì không anh… giờ đây em ước… ước gì giữa những ngón tay em là bàn tay anh, ước gì giọng nói anh kề bên “lạnh không em, trời mưa to thế?”, ước gì một vòng tay gầy ôm trọn lấy vai em… Nhưng ước ao cũng chỉ là ao ước, giờ anh đang ở phương trời xa có thấy mưa không, mưa trong mắt em… Em tự cho rằng mình cứng rắn lắm, sẽ không đa sầu đa cảm vào một buổi chiều. Nỗi nhớ anh cồn cào da diết em thấy nước mắt mình hòa lẫn trong mưa. Có lẽ vì em yêu anh nên trở nên yếu đuối, sợ lắm dây tơ hồng monh manh. Đến bao giờ anh về bên em , sẽ không còn xa cách để biến nỗi nhớ thành tình yêu. Để em có anh vào mỗi buổi chiều, để tiếng cười rộn rã dưới cơn mưa, để mỗi bước chân em có anh bên cạnh… giữa dòng đời ồn ào tấp nập có chúng ta yêu nhau.
Anh à, em sẽ lấy đợi chờ làm hạnh phúc, chờ đến một ngày không còn xa cách, anh về ôm trọn em trong tay. Anh ơi! Vì thế nhớ giùm em “xa mặt đừng có cách lòng”, mặc kệ người ta nói em khờ dại, cũng chỉ vì em yêu anh. Anh cũng nhớ đấy, yêu em bằng tình yêu như đã hứa để em thêm dũng khí chờ anh về. Cảm ơn cơn mưa chiều, mưa nhé! Mưa có đến bên anh xin hãy nhắn giùm: chuột nhớ mèo nhiều lắm! 


Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011

UỐNG NƯỚC TRONG TẬP LUYỆN THỂ THAO

Nước uống là vấn đề rất quan trọng trong khi  luyện tập thể thao. Uống nước đúng cách vừa giúp  duy trì sức tập luyện vừa tránh được các nguy hiểm của việc  mất nước.

Lượng nước mất qua mồ hôi có thể  lên đến 1- 2 lit mỗi giờ, đđặc biệt là trong những nơi ẩm ướt hoặc khi vận động viên mặc không đủ thoáng làm cho sự bay hơi nứơc kém hiệu quả. Mất 1-1.5lit nước có thể làm giảm 10% khả năng tập , nếu mất đến 2,5 lit  hay hơn có thể gây choáng hoặc trụy tim mạch. Một lít nước mất qua mồ hôi kèm theo khoảng 9g muối.

1.Loại thức uống nào là tốt nhất ? 
Loại thức uống và lượng uống  tùy thuộc vào  môn chơi và cường độ tập luyện. Thí dụ  đối với  những người  chạy bộ vài km buổi sáng thì hiếm có nguy cơ mất nước, do đó chỉ cần uống nước tinh khiết là đủ. Tuy nhiên, đối với những ai luyện tập cường độ cao, nước tinh khiết không phải là thức uống tốt nhất.  Nước ưống lý tưởng  cần có thêm một lượng nhỏ muối(Natri Clorua), đường và vitamin.

Bạn có thể tự pha chế  các loại  thức uống sau đây để sử dụng khi cần  tập luyện nặng :
- 1 lít nước tinh khiết , pha với 1 muỗng cà phê muối (khoảng 10gr), 4 muỗng canh đường (khoảng 80gr) và một viên vitamin C (Upsa C).
- Nước cam vắt pha ít đường và một ít muối
- Nước chanh muối
- Dùng 1 viên Hydrite ( còn gọi là viên dịch truyềnpha trong nữa lít nước, thêm một  ít đường, khuấy đều trước khi uống. Có thể pha chung với nước cam hoặc chanh.Viên này chứa  đầy đủ các chất điện giải (muối) cần thiết cho cơ thể, rất dễ hấp thu.

2.Uống bao nhiêu là vừa?
Lượng nước uống cần thiết phụ thuộc vào mức độ mất mồ hôi suốt quá trình tập luyện. Tập cường độ cao, ở nơi nóng, ẩm ướt cần uống  nhiều nước hơn để duy trì mức tập. Chú ý các hướng dẫn sau đây:
     - Hai giờ trước khi tập nên uống 2 ly (mỗi ly khoảng 250ml ) nước trái cây  pha loãng 50% hay các loại nước uống thể thao(sports drink).
     - Nửa giờ trước khi chơi nên uống 1 ly nước uống thể thao hay nước tinh khiết. Lúc này không nên uống nước trái cây vì có chứa fructose là loại đường hay gây khó chịu về bao tử.
     - Trong lúc tập, thường thì uống 1 hay ¾ ly  mỗi  15- 20 phút là đủ.

3.Những điều cần tránh
Nước uống quá ngọt dễ  gây khó tiêu hoá và dễ làm nhanh đói bụng, mệt mỏi (do kích tăng tiết hóc môn hạ đường huyết Isulin). Do đó tốt nhất nên dùng các loại chứa khoảng 15-20 gram đường trong 250 ml  (khoảng 6-8%). Nên tránh các loại nước ngọt trên thị trường (coca cola, sá xị...) vì  chứa quá nhiều đường ( khoảng 11-12%).
Nước uống lạnh quá
Nước chứa nhiều cafein
Nước chứa nhiều ga

4. Tóm lại, bạncó thể tham khảo cách uống sau đây  trong một buổi tập luyện:

- Trước khi tập 2 giờ:2 ly (250ml)  nước trái cây pha loãng 50% 
- Trước khi tậpnữa giơ: 1 ly cam vắt
- Trong khi tập, uống 1ly mỗi 15- 20phút các loại trên hoặc nước  pha viên Hydrite
- Trong vòng vài giờ sau khi tập, uống từ 2-6 ly các loại nước ngọt, sinh tố, chè... hoặc ăn đồ ngọt, tinh bột để bù thêm nứơc và năng lượng bị mất.


BS Trương Công Dũng

Nguồn:http://www.yhocthethao.org 




Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Đồng (Cu)

Đồng tham gia tích cực vào quá trình tạo máu và hô hấp tế bào. Nhiều men oxy hoá (tyrosinase, lactase..) chứa đồng như là thành phần kim loại đặc hiệu. Đồng tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và có ảnh hưởng tới chức phận các tuyến nội tiết, insulin và adrenalin.. Đồng có nhiều trong gan, đậu đỗ và ngũ cốc và hàm lượng không cao trong các loại thực phẩm khác như trứng, gà, sữa..
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Fluor (F)

Fluor tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Fluor còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến điều hoà calci - phosphor.
Lượng fluor có nhiều ở xương và răng. Xương có 200 - 400 mg/kg trọng lượng, răng có 240 - 560 mg/kg trọng lượng, các cơ không quá 2 - 3 mg/kg trọng lượng. Tuổi càng cao hàm lượng fluor trong cơ thể càng tăng. Quá trình tích chứa fluor ở men răng xảy ra lúc còn bé, trong thời kỳ hình thành và phát triển răng vĩnh viễn.
Lượng fluor trung bình trong thực phẩm từ 0,02 - 0,05 mg%. Trong sữa có 0,01 mg% fluor, cám 0,1 mg%, trà có nhiều fluor 7,5 - 10 mg%.
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Iode ( I2)

Iode tham gia tích cực vào chức phận tuyến giáp tạng, thiếu iode sẽ dẫn đến rối loạn của tuyến này, gây phát sinh bướu cổ. Nguồn thực phẩm chứa iod thông thường được cho ở Bảng Hàm lượng iode trong một số thức ăn. Nguồn dự trữ lớn nhất chủ yếu là nước biển, không khí và đất vùng ven biển. Thịt, sữa, trứng có hàm lượng iode cao. Tuy nhiên lượng iode trong thức ăn thay đổi tuỳ theo điều kiện địa chất và theo loại thực phẩm. Cá biển và các loại hải sản có nhiều iode. Sự phát sinh bệnh bướu cổ, đần độn thường gặp ở chế độ nghèo iode.


Bảng hàm lượng iode trong một số thức ăn

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Coban (Co)

      Vai trò chính của coban là tham gia vào quá trình tạo máu và chuyển hoá vật chất. Coban kích thích quá trình tạo máu, tuy nhiên liều lượng cao có tác dụng ngược lại. Trong điều trị thiếu máu, coban có tác dụng khi cho đồng thời với sắt. Người ta còn thấy hoạt động tạo máu của coban khi thể hiện mức đồng (Cu) đủ cao trong cơ thể. Coban khi có mặt của đồng sẽ tác dụng lên sự tạo thành hồng cầu lưới và chuyển chúng thành hồng cầu trưởng thành.
        Coban có khả năng làm chậm phát triển tế bào ung thư, ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động một số men thủy phân. Coban là nguyên liệu gốc để nội tổng hợp vitamin B12 trong cơ thể. Theo quan điểm hiện nay nhu cầu cơ thể chủ yếu được thỏa mãn nhờ lượng vitamin B12 do các vi khuẩn đường ruột tổng hợp từ coban của thức ăn. Coban có nhiều nhất ở tuyến tụy và tham gia vào quá trình tạo thành insulin.
       Coban phổ biến trong thực phẩm với lượng rất thấp (trong thực vật ở biển, cá và động vật khác..). Tuy nhiên ở chế độ ăn hỗn hợp cũng đủ để thỏa mãn nhu cầu cơ thể.

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người

Ths. Nguyễn Minh Thủy

Mangan (Mn)

Trong cơ thể mangan có với lượng thấp, hàm lượng mangan cao nhất ở gan, thận, tụy, khoảng 2 - 4 μg/g tổ chúc tươi.
Vai trò chính của mangan là tham gia tích cực vào các quá trình oxy hoá khử. Trong cơ thể mangan là chất kích thích quá trình oxy hoá. Mangan có tính hợp mỡ rõ rệt, nó ngăn ngừa mỡ hoá gan và tăng sử dụng lipid trong cơ thể. Mangan còn tham gia trong quá trình tạo xương. Mangan có nhiều trong thực phẩm thực vật hơn thực phẩm động vật, trà có nhiều mangan nhất. Giữa mangan và hoạt động một số vitamin nhóm B và vitamin C có liên quan nhất định. Bệnh thiếu vitamin B tiến triển nhẹ và mau khỏi khi cho thêm mangan vào khẩu phần. Các thực phẩm thực vật giàu vitamin C thường có nhiều mangan. Mangan còn tham gia vào quá trình tổng hợp vitamin C trong cơ thể.

Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người
Ths. Nguyễn Minh Thủy

Ảnh hưởng của chế biến nóng đến thành phần dinh dưỡng

Lipid
Ở nhiệt độ quá 100oC không nhiều, lipid không có những biến đổi đáng kể ngoài hóa lỏng. Ở nhiệt độ cao hơn có thể tạo thành glycerol và các acid béo. Sau khi mất nước, glycerol tro thành acrolein. Acrolein có mùi đặc hiệu và gây kích thích niêm mạc mũi, họng và kết mạc. Đun nóng nhiều cũng làm giảm và phân hủy vitamin A có trong các lipid chứa vitamin A như bơ.
Glucid
Ở nhiệt độ 100oC không nhiều, glucid không có những biến đổi đáng kể. Đường đun khô đến 180oC chuyển sang màu nâu có mùi đặc hiệu gọi là caramel. Đó là hỗn hợp của nhiều chất khác nữa do đường phân giải.
Quá trình chế biến nóng làm cho tinh bột dễ tiêu hơn, cellulose không bị phân huỷ nhưng nứt và trở nên mềm hơn, cho phép dịch tiêu hoá tiếp xúc với các chất dinh dưỡng trong tế bào thực vật.
Protein
Khi đun nóng một số loại protein có thể vào trong nước như albumin, protein các tổ chức liên kết (gelatin). Phần lớn protein đun nóng quanh nhiệt độ 70oC sẽ đông vón lại, rồi bị thoái hoá. Khi có acid quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón vừa phải làm cho protein dễ tiêu. Khi đun nóng nhiều, giá trị dinh dưỡng của protein giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu. Quá trình này thường xảy ra khi đun khô, hấp bánh. Đun nóng quá mạnh gây phân huỷ một số các acid amin như lysine, methionine…
Các loại khoáng
Trong quá trình nấu nướng không có biến đổi về chất lượng. Các biến đổi về số lượng là do chúng hoà tan một phầnvào trong nước. Vì vậy nên sử dụng cả nước luộc.
Vitamin
Các vitamin chịu nhiều thay đổi quan trọng nhất vì đó là những chất tương đối bền vững. Các vitamin tan trong chất béo như A, D, E, K tương đối bền vững vớpi nhiệt độ nên mất vừa phải trong quá trình nấu nướng bình thường (10 – 20 %).
Các vitamin tan trong nước mất nhiều hơn. Có hai nguyên nhân cơ bản, một là khi ngâm rửa, các vitamin nàybị hoà tan, hai là các vitamin này dễ bị phân giải, nhất là trong môi trường kiềm.
Trong một số các vitamin nhóm B, thiamin ít bền vững nhất. Riboflavin và niacine hầu như không bị phân huỷ. Khi luộc thịt và cá, một lượng tương đối 105
vitamin nhóm B ra theo nước luộc. Trừ vitamin B1, các quá trình chế biến nóng không làm mấtquá 20% các vitamin nhóm B khác.
Vitamin C ít bền vững với các quá trình kỹ thuật do chất này không những dễ hoà tan trong nước mà còn bị oxy hoá nhanh ở nhiệt độ cao. Trong quá trình này có sự tham gia của men oxydase của vitamin C, men này hoạt động nhất ở nhiệt độ 40 – 45oC, trong môi trường acid sự phân huỷ xảy ra chậm hơn. Lượng các vitamin mất do nấu nướng:
Vitamin C: 50%
Vitamin B1: 30%
Vitamin B2: 20%
Caroten: 20 – 30%
Theo: Giáo trình Dinh Dưỡng Người
Ths. Nguyễn Minh Thủy

Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Những điều lệ về Y Đức trong Y Học Thể Dục Thể Thao


(Tuyên bố sau đây được Ban Chấp Hành Liên Đoàn Y Học Thể Dục Thể Thao Quốc Tế FIMS thông qua ngày 23/9/1997)


I. VỀ Y ĐỨC NÓI CHUNG:
Những nguyên tằc đạo đức trong y khoa đều được áp dụng trong y học thể dục thể thao. Chức năng chủ yếu của người bác sĩ gồm:
  • Luôn đặt sức khỏe của VĐV lên hàng đầu
  • Không làm tổn hại sức khỏe VĐV
  • Không áp đặt quyền bác sĩ vào các quyền quyết định cá nhân của VĐV
  •  
II. ĐẠO ĐỨC TRONG Y KHOA THỂ THAO:
Bác sĩ chăm sóc cho VĐV dù ở lứa tuổi nào cũng phải hiểu được những nhu cầu cụ thể về thể chất, tinh thần và tình cảm của họ trong những hoạt động thể thao và rèn luyện thể dục thể thao.

Có một mối liên hệ khác tồn tại giữa bác sĩ thể thao, người thuê họ, tổ chức thể thao, các chuyên gia và VĐV. Trong y khoa thể thao còn có mối liên hệ giữa mối lo bệnh lý với các hoạt động giải trí cũng như chuyên nghiệp. Một chấn thương thể thao tác động trực tiếp đến quá trình tham gia hoạt động, liên quan đến mặt tâm lý và tài chính. Sự khác biệt rõ nhất giữa y học thể thao và những lĩnh vực y khoa khác là nói chung các VĐV được điều trị đều khỏe mạnh.


Nên phân biệt giữa đạo đức trong y học thể dục thể thao và luật pháp khi nó liên quan đến thể thao. Một bên đề cập đến những giá trị đạo đức, bên kia lại đề cập đến một hệ thống những quy luật bắt buộc. Mặc dù hoàn toàn phù hợp khi luật pháp có nền tảng từ những quy luật đạo đức và vấn đề đạo đức trong sự ủng hộ hợp pháp của pháp luật, nhưng không phải mọi cái bất hợp pháp đều là vô đạo đức và trái lại cũng không phải mọi hành vi vô đạo đức là trái luật. Do đó, đạo đức trong y khoa thể thao không liên quan đến quy luật xã hội hay luật pháp, mà nó liên quan chủ yếu đến những giá trị đạo đức cơ bản.

III. NHỮNG VẦN ĐỀ Y ĐỨC ĐẶC BIỆT TRONG Y KHOA THỂ THAO:
Chức năng của bác sĩ trước hết phải là sự quan tâm dành cho VĐV, hợp đồng và những trách nhiệm khác đều chỉ có tầm quan trọng phụ. Một quyết định y khoa đưa ra là phải trung thực và bắt nguồn từ lương tâm người bác sĩ. Quy tắc y đức cơ bản trong chăm sóc sức khỏe là việc tôn trọng quyền tự quyết, một yếu tố cần thiết trong quyền tự quyết là kiến thức. Không thể đạt được sự chấp thuận bằng cách là "hao mòn" quyền tự quyết của VĐV. Như vậy, không cung cầp thông tin cần thiết cũng sẽ vi phạm quyền tự quyết của VĐV. Trung thực là phẩm chất quan trọng trong y đức. Nhiệm vụ hàng đầu của y đức là thông tin đầy đủ về khả năng của VĐV, đó là điều cần thiết giúp bệnh nhân quyết định và thực hiện quyền tự quyết.


Sự tôn trọng cao nhất sẽ luôn được duy trì vì tính mạng và sức khỏe con người. Không động cơ lợi nhuận nào được phép ảnh hưởng đến việc thực hiện phương thức hay chức năng trong y học thể dục thể thao.

IV. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĐV VÀ BÁC SĨ:
Bác sĩ không được để tư tưởng tôn giáo, quốc tịch, chủng tộc, chính trị hay xã hội nào xen vào chức năng của họ và các VĐV.
Nền tảng cơ bản của mối quan hệ giữa bác sĩ và VĐV luôn là sự tin tưởng tuyệt đối tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. VĐV luôn có thể trông cậy vào việc vận dụng kỹ năng chuyên môn của người bác sĩ … Lời khuyên bác sĩ đưa ra và việc làm của họ luôn quan tâm tối đa đến VĐV.
Bí mật riêng tư của VĐV phải được giữ kín.

Những quy định liên quan đến hồ sơ y khoa trong chăn sóc sức khỏe và y tế cũng được áp dụng trong y học thể thao. Bác sĩ thể thao nên luôn giữ một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác về bệnh nhân.

Trước mối quan tâm mạnh mẽ của công chúng và các phương tiện truyền thông đại chúng bác sĩ nên thảo luận với VĐV xem thông tin nào có thể đăng tải.
Khi đảm trách vai trò bác sĩ của một đội tuyển, bác sĩ thể thao chịu trách nhiệm động viên các VĐV cũng như động viên người quản lý và HLV. Mỗi VĐV cần được thông báo về trách nhiệm trên và họ buộc phải chấp nhận để bác sĩ tiết lộ những thông tin về y tế, nhưng chỉ tiết lộ đối với những người có chức năng và vì mục đích quyết định sức khỏe của VĐV tham dự.


Bác sĩ thể thao sẽ thông báo cho VĐV về việc điều trị, việc sử dụng thuốc và hậu quả có thể xảy ra và tiến hành yêu cầu VĐV cho phép chữa trị.
Bác sĩ của đội có thể giải thích cho VĐV rằng họ có quyền tự do tham vấn một bác sĩ khác.

V. LUYỆN TẬP VÀ THI ĐẤU:
Bác sĩ y học thể dục thể thao nên phản đối những quy tắc huấn luyện, luyện tập và thi đấu nguy hại đến sức khỏe của VĐV. Nói chung, bác sĩ nên nắm bắt nhu cầu tinh thần cụ thể của VĐV khi họ tham gia vào các hoạt động thể thao. Những khía cạnh của phương diện này bao gồm khả năng chuyên môn, tính hiệu quả và an toàn.

Nếu VĐV là trẻ em hay trẻ đang trưởng thành, bác sĩ phải xem xét những nguy cơ đặc biệt đối với các môn thể thao giành cho lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tâm lý mà hiện nay vẫn còn gây nhiều tranh luận. Khi VĐV tham gia là trẻ đang trưởng thành, bác sĩ thể thao phải đảm bảo việc luyện tập và thi đấu thích hợp với sự trưởng thành và phát triển của chúng (4). Bác sĩ nên đóng góp vào việc tuyên truyền hay thông tin những điều kiện đặc biệt liên quan đến việc luyện tập và thi đấu của VĐV nhỏ tuổi. Những thông tin này nhất thiết cũng phải được thông báo cho VĐV, cha mẹ, người giám hộ, người huấn luyện.

VI. GIÁO DỤC:
Các bác sĩ y học thể thao nên tham gia các khóa giáo dục thường xuyên để nâng cao và duy trì kiến thức cũng như kỹ năng để luôn có những lời khuyên và sự chăm sóc tốt nhất cho VĐV. Nên chia sẻ kiến thức với những đồng nghiệp cùng lĩnh vực.

VII. TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE:
Bác sĩ y học thể dục thể thao phải giáo dục cho mọi lứa tuổi lợi ích của các hoạt động thể dục thể thao đối với sức khỏe.

VIII. CHẤN THƯƠNG VÀ VĐV:
Trách nhiệm của bác sĩ y học thể dục thể thao là quyết định xem VĐV bị thương có nên tiếp tục tập luyện và thi đấu không. Bác sĩ không nên để kết quả thi đấu  hay HLV làm ảnh hưởng đến quyết định của mình, chỉ những nguy hại và hậu quả đối với sức khỏe của VĐV mới là quan trọng.
Nếu bác sĩ nhận thấy một môn thể thao nào đó gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho VĐV, ông nên cố gắng loại bỏ nguy cơ đó bằng cách dùng áp lực của mình tác động lêm các VĐV cũng như những người có thẩm quyền quyết định.
Phòng ngừa chấn thương luôn là yêu cầu đầu tiên.

IX. PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP CHỮA BỆNH:
Với sự trợ giúp của các nghiên cứu khoa học, bài luyện tập chi tiết nên trở thành một phần của kế hoạch chữa bệnh cho VĐV phục hồi sau chấn thương hoặc bênh tật.

X. QUAN HỆ VỚI CÁC CHUYÊN GIA:
Bác sĩ y học thể thao nên công tác với các chuyên gia ngành khác. Bác sĩ nên hợp tác với những nhà vật lý trị liệu, pediatrists, bác sĩ nhi khoa, nhà tâm lý học, những nhà khoa học về thể thao cũng như những nhà sinh lý học, sinh hóa học v.v… Bác sĩ thể thao chịu trách nhiệm cuối cùng về sức khỏe và thể trạng của VĐV, do đó nên lần lượt phối hợp vai trò của các chuyên gia trên, và những chuyên khoa y khoa liên quan trong phòng ngừa, điều trị, phục hồi và chấn thương. Khái niệm công việc tập thể kết hợp nhiều ngành khác nhau là nền tảng của y học thể thao.
Bác sĩ y học thể thao nên cư xử với đồng nghiệp và cộng sự như anh ta mong muốn được đáp lại.
Khi bác sĩ nhận thấy những vấn đề của VĐV ngoài khả năng chuyên môn của mình, ông nên khuyên VĐV đến những người khác với chuyên môn cần thiết và hướng dẫn họ đến những người liên quan đó nhờ trợ giúp.

XI. QUAN HỆ VỚI CÁC VIÊN CHỨC, CÂU LẠC BỘ V.V…:
Ở nơi thi đấu, trách nhiệm của bác sĩ y học thể dục thể thao là quyết định khi nào VĐV bị chấn thương có thể tham gia trở lại thi đấu. Bác sĩ không nên ủy thác quyết định này cho ai khác. Trong mọi trường hợp, điều tối quan trọng vẫn là sức khỏe và sự an toàn của VĐV. Kết quả thi đấu không làm ảnh hưởng quyết định của bác sĩ.
Để bác sĩ y học thể dục thể thao có thể đảm bảo trách nhiệm y đức, người bác sĩ phải khẳng định được quyền tự quyết chuyên môn và trách nhiệm đối với mọi quyết định y khoa liên quan đến sức khỏe, sự an toàn và lợi ích chính đáng của VĐV. Người thứ ba không nên tác động vào quyết định này.
Bác sĩ không cung cấp thông tin này cho người thứ ba mà không có sự đồng y của VĐV.

XII. LẠM DỤNG THUỐC DOPING:
Bác sĩ y học thể dục thể thao nên chống đối và thực hiện ngăn chặn việc sử dụng những phương pháp để tăng thành tích thi đấu một cách cố ý, chẳng hạn những phương pháp đã bị ủy ban Olympic quốc tế IOC cấm.
Các bác sĩ đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng những phương pháp không phù hợp với y đức và thực nghiệm khoa học. Do đó việc sử dụng doping dưới mọi hình thức đều không chấp nhận được vì nó hoàn toàn trái với y đức. Và dù thế nào đi nữa cũng không thể chấp nhận được việc che giấu đau đớn của VĐV để họ có thể trở lại luyện tập dù có thể có nguy cơ làm trầm trọng thêm chấn thương.

XIII. NGHIÊN CỨU:
Việc nghiên cứu nên tiến hành theo những quy tắc đạo đức đã được chấp nhận đối với động vật và đối tượng là con người. Không nên tiến hành nghiên cứu trên phương thức có thể làm bị thương hoặc nguy hại đến khả năng thi đấu của VĐV

Theo: www.yhocthethao.org

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

DINH DƯỠNG CHO MÔN CHẠY CỰ LY DÀI

The Department of Spots Nutrition, AIS
www.ais.org.au/nutrition
viện thể thao Australian

Biên dịch: Lưu Thiên Sương
Trung tâm NCKH&YH TDTT
Trường đại học TDTT TP. Hồ Chí Minh


Đặc điểm của môn thể thao
       VĐV chạy dài có thể thi đấu ở nhiều cự ly khác nhau, phổ biến nhất là cự ly 10km, 15km, bán marathon (21.1 km) và marathon (42.2km), hầu hết chạy cự ly dài được diễn ra ngoài đường hoặc là những cuộc chạy băng đồng. “Fun runs”- chạy việt dã có nhiều cự ly khác nhau lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng, Các vận động viên nghiệp dư (phong trào) cùng tham gia với vận động viên chuyên nghiệp. ngoài ra cũng có những cự ly cực dài như 50 dặm, 100km, và 100 dặm.
          Các vận động viên trưởng thành, đòi hỏi nhiều năm tập luyện để xây dựng chương trình của một vận động viên chuyên nghiệp. Vì vậy, hầu hết các vận động viên chuyên ngiệp có độ tuổi từ 25- gần 40 tuổi. Ở giải phong trào (giải trí), chạy là hình thức hòa nhập xã hội tuyệt vời và bạn có thể nhìn thấy trẻ em và người già 70 tuổi thi đua cùng một cự ly.

Huấn luyện
          VĐV nghiệp dư tập luyện chủ yếu là vì sức khỏe và tăng cường thể chất, và thi đấu ở một vài cự ly việt dã, và có thể là cuộc đua marathon mỗi năm. Các bài tập luyện hàng ngày có thể tăng dần đến cự ly 50km/tuần, có thể tối đa là 80-100km trước cuộc đua marathon. VĐV chạy dài chuyên nghiệp thường tập luyện nhiều hơn, trong đó có các bài tập ở đường chạy trên sân, chạy nước, các bài tập tạ và chạy dài.

Thi đấu
     VĐV chuyên nghiệp có thể thi đấu một số cuộc thi ở những cự ly khác nhau hàng năm, trong đó họ lựa chọn một vài cuộc thi chính (chủ chốt) để chuẩn bị đầy đủ và đạt thành tích cao nhất, các cuộc thi khác được xem như là một buổi tập luyện nặng. VĐV marathon thường chỉ thi đấu 1 hoặc 2 lần mỗi năm ở cự ly này. VĐV nghiệp dư thường chỉ tập luyện trước cuộc thi (giải trí hoặc cuộc thi của câu lạc bộ) nên không cần chuẩn bị lâu dài.

Đặc điểm sinh lý
VĐV chạy dài thường có trữ lượng mỡ trong cơ thể thấp, để giảm tiêu hao năng lượng khi phải mang trọng lượng thừa của cơ thể di chuyển qua một quãng đường dài. Nhiều vận động viên chuyên nghiệp có trọng lượng cơ thể thấp, hình dáng nhỏ và cơ bắp ở phần trên của cơ thể ít.

Những vấn đề dinh dưỡng thông thường
Hồi phục và Carbohydrate
         Các buổi tập hàng ngày hoặc hai lần mỗi ngày đều phải có kế hoạch hồi phục
(chiến thuật hồi phục), đặc biệt khi hai buổi tập nặng rất gần nhau. Thật sự, những vận động viên chạy mới lần đầu thường gặp khó khăn trong những tuần lễ đầu tiên của những buổi tập cự ly dài, bởi vì quá trình tăng dần khối lượng tập luyện không thể phục hồi được lượng glycogen trong cơ.
          Hồi phục sau các buổi tập luyện dài, tập nặng hoặc thi đấu chủ yếu là hồi phục hàm lượng carbohydrate trong cơ thể. Sự cạn kiệt carbohydrate trong cơ còn là nguyên nhân gây nên sự hư hại các sợi cơ (do protein bị phân hủy tạo năng lượng). Đưa carbohydrate vào cơ thể ngay sau khi buổi tập luyện hoặc thi đấu để đảm bảo lượng carbohydrate được hồi phục vượt mức trước những buổi tập kế tiếp.

Trữ lượng mỡ cơ thể thấp
          Các VĐV chạy chuyên nghiệp có lượng mỡ cơ thể thấp thường là do di truyền và tập luyện khối lượng cao. Tuy nhiên, các VĐV chuyên nghiệp và nghiệp dư cần sự hỗ trợ để giảm lượng mỡ cơ thể. VĐV cần phải có mục tiêu thực tiễn để duy trì một lượng mõ cơ thể hợp lý nhằm đảm bảo có sức khỏe và thành tích thi đấu tốt. Lượng mỡ cơ thể có thể đạt được và duy trì thông qua chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

Thiếu sắt
VĐV chạy dài đặc biệt là nữ có nguy cơ về tình trạng thiếu sắt cao. Sắt mất trong mồ hôi, chảy máu hệ tiêu hóa, mất hồng cầu trong tế bào bị hư hại, không bổ sung đủ sắt vào thời kỳ kinh nguyệt ở phái nữ. trên lý thuyết, nhiều VĐV dường như bổ sung đủ chất sắt trong các bữa ăn, nhưng thực tế xét nghiệm cho thấy một số VĐV hấp thu sắt qua thức ăn không tốt.

Những vấn đề về hệ tiêu hóa

           Nhiều VĐV chạy có vấn đề tiêu hóa do tập nặng, đặc biệt là trong những cuộc thi. Thật khó để tập luyện trong khi bạn phải chịu đựng cơn đau bao tử, tiêu chảy hay chướng hơi. Một số VĐV đã trải qua các vấn đề về hệ tiêu hóa như ợ và chứng ợ nóng, thậm chí một vài VĐV cảm nhận được họ bị chảy máu nội trong cuộc đua. Nguyên nhân của những vấn đề này không rõ, dường như nó liên quan đến những căng thẳng của cuộc thi, rối laon nội tiết hay bị mất quá nhiều nước. một số VĐV có thể xác định một vài loại thức ăn nào đó dẫn đến vấn đề này, nhưng nó chỉ là vấn đề cá nhân. Có lẽ sự hướng dẫn chung tốt nhất là hãy thử các loại thức ăn và thời gian dùng nó trước khi chạy. Thường thì tốt nhất là chạy với bữa ăn nhẹ trước cuộc thi hoặc trước buổi tập là tốt nhất. Thức ăn lỏng bổ sung như thanh năng lượng, bột Protein Plus hoặc Sustagen Sport là thức ăn nhẹ trước buổi tập rất tốt.
          Nếu vấn đề này vẫn cứ xảy ra, trong những cuộc thi quan trọng bạn cần phải chyển qua dùng các thức ăn có chất xơ thấp, hoặc thay thế thức ăn bằng thức ăn lỏng bổ sung vào 24 giờ trước cuộc thi.

Bữa ăn trước cuộc thi
         Đối với các cuộc thi vào buổi sáng sớm, các VĐV thường muốn kéo dài giấc ngủ càng lâu càng tốt và có thề bỏ qua bữa ăn sáng. Có những VĐV khác lại lo lắng sẽ bị rối loạn hệ tiêu hóa nếu họ ăn sáng kỹ trước cuộc thi. Tuy nhiên, bữa ăn trước cuộc thi không được bỏ qua, nó là cơ hội cuối cùng để dự trữ đủ glycogen, đặc biệt là dự trữ glycogen ở gan và dự trữ đủ lượng nước.
Trong nhiều trường hợp, chỉ cần ít mẫu bánh mì nướng  và thức uống là trở thành thực đơn tôt nhất cho một bữa ăn nhẹ. Nếu cuộc thi bắt đầu trễ hơn trong ngày, có thể có thời gian để dùng bữa ăn đầy đủ hơn trước cuộc thi từ 3-4giờ. Đừng quên các loại thức uống, đặc biệt là những ngày có thời tiết nóng. Trong trường hợp không có nhiều thời gian hoặc do hồi hộp, lo lắng trước cuộc thi thì có thể dùng thức ăn lỏng bổ sung các chất dễ tiêu hóa hơn thay vì ăn những thức ăn đặc.

Nước và năng lượng cho cuộc thi.
Trong những cuộc thi cự lay dài như bán marathon, bạn phải có đầy đủ năng lượng trong quá trình thi đấu. dinh dưỡng cho cuộc ti chỉ cần tập trung vào vấn đề ngăn ngừa sự mất nước quá nhiều. trong những cuộc thi ở cự ly này, nguy cơ chính của sự nóng quá mức bắt nguồn từ tốc độ bạn chạy- bạn chạt càng nhanh thì nhiệt do quá trình trao đổi chất cũng càng tăng, và sự mất nước quá mức sẽ làm vấn đề càng trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn bị mất nước qua sự tiết mồ hôi và phải dùng nước để điều chỉnh vấn đề này.
          ở những cuộc thi có cự ly ngắn hơn 10-15km trong điều kiện thời tiết mát, có thể không cần uống nước trong quá trình thi để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên ở những cự ly dài hơn và nhiệt độ bên ngoài tăng, bạn cần những trạm trợ giúp dọc đường. uống nước tùy theo sự thất thoát mồ hôi của bạn. nếu bạn chạy lâu hơn một giơ bạn phải chuur định uống đúng nước- có thể 500-600ml chia ra làm nhiều lần trong quá trình thi. Nước thường được các VĐV sử dụng nhiều, nhưng các loại thức uống thể thao khác cũng thích hợp.

Trường hợp nhiên cứu thực tiễn
         Don, một anh chàng chạy để rèn luyện thể lực, quyết định tập luyện để tham gia cuộc thi marathon trước đó 6 tháng. Các buổi tập của anh tiến triển tootsnhuwng vào thời gian cuối anh hay cảm thấy mệt suốt ngày, mặc dù ngủ đầy đủ, và anh cảm thấy mình không còn hồi phục lại được nữa giữa các buổi tập. Chương trình tập luyện của anh với cự ly chạy ngày càng tăng như trong một tạp chí hướng dẫn mà anh đang dùng, và anh cảm thấy những cơn đau khó chịu nơi đầu gối, anh dùng thuốc chống viêm bạn anh cung cấp. Don nghĩ rằng mình cần nhiều carbohydrate hơn trong bữa ăn và anh quyết định gặp một nhà dinh dưỡng thể thao.
       Nhà dinh dưỡng học hỏi anh ta về những triệu chứng, cách tập luyện và chế độ ăn uống. Don mô tả những bữa ăn hàng ngày của mình, và nói rằng anh theo sự hướng dẫn của một tạp chí. Anh ta nấu ăn không giỏi nên chỉ chế biến các món ăn đơn giản như cơm hoặc mì ống mỗi tối. Hơn nữa anh ta không thường xuyên ăn thịt và anh ta cho rằng thịt cung cấp    quá nhiều chất béo cho một vận động viên chạy. Anh ta không ăn hỗn hợp ngũ cốc vào buổi sáng mà tự làm món điểm tâm từ yến mạch và cám. Còn về đậu, củ cải và rau xanh anh ta không dùng, chỉ dùng những loại rau đậu mà mẹ anh ta nấu tại nhà. Trái cây sấy khô? Chỉ có rất ít trong điểm tâm. Trứng?- nhiều cholesterol quá. Vitamin và các chất khoáng bổ sung không được anh ta dùng đến.
Cholesterol từ trứng gà ảnh hưởng không lớn đến nồng độ cholesterol trong máu.

          Nhà dinh dưỡng cho rằng sự thiếu sắt chứ không phải thiếu carbohydrate là nguyên nhân gây ra sự mêt mỏi của anh ta. Nguồn cung cấp chất sắt chính cho Don là từ những thức ăn như bánh mì, gạo, mì ống, yến mạch ở dạng rất khó hấp thụ. Thêm vào đó chất sắt cần thiết cho Don phải cao hơn mức bình thường. Trong khi cự ly tập luyện ngày càng tăng mà bề mặt tiếp xúc của đôi giày cũ của anh ta lại rất cứng, có thể gây nên sự hư hại hồng cầu, và có thể do thường xuyên sử dụng thuốc kháng viêm, gây mất máu ít nhưng liên tục lâu ngày sẽ làm chảy máu đường ruột.
          Nhà dinh dưỡng học sắp xếp cho Don đi khám một bác sĩ thể thao để bàn về việc sử dụng đúng thuốc chống viêm và thủ máu để xác định tình trạng sắt trong máu. Một vài ngày sau có kết quả, nồng độ hemoglobin bình thường ở mức thấp cho phép, nhưng hàm lượng “ferritin” (thể dự trữ của sắt) thì quá thấp chỉ với 12ng/ml. Điều này cho thấy, Don đang trong giai đoạn đầu của sự thiếu sắt.
          Don phải dùng nhiều chất bổ sung có hàm lượng sắt cao trong 6 tuần để tăng cường dự trữ sắt trong khi anh ta phải thay đổi chế độ ăn. Khi chất sắt trong cơ thể anh ta được cân bằng, Don sẽ cung cấp chất sắt cần thiết cho cơ thể bằng thức ăn. Kế hoạch đề nghị như sau:
-         Tiếp tục dùng các loại thúc ăn có hàm lượng carbohydrate cao dùng thêm một ít thịt đỏ không mỡ, thịt gà, patê gan và tôm cua trong thực đơn của mỗi bữa ăn. Nguyên tắc dùng ít chất béo vẫn không thay đổi.
-         Thêm một vài loại ngũ cốc có bổ sung chất sắt vào bữa điểm tâm sáng tại nhà.
-         Mở rộng sự chon lựa thức ăn bằng cách dùng thêm các loại đậu, rau lá xanh và trứng chuẩn bị với một ít chất béo.
-         Dùng thêm thức ăn chứa vitamin C như nước cam vào những bữa ăn có thức ăn chứa chất sắt khó hòa tan (thức ăn từ thực vật) là những loại thức ăn chính chứa chất sắt.
-         Don được cung cấp công thức nấu ăn và bắt đầu cải tiến cách nấu nướng thêm nhiều loại thức ăn khác và thức ăn giàu chất sắt.
         Qua 6 tuần, Don báo rằng anh ta cảm thấy khỏe khắn và giỏi hơn trong bếp. Hàm lượng ferritin của anh ta tăng lên 50ng/ml, nên anh ta không dùng chất sắt bổ sung và kiểm tra lại trong 6 tháng sau. Theo báo cáo mới nhất, anh ta tự tin đếm từng ngày và chờ đền ngày thi đấu.



Bài cùng chủ đề

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Gã ăn mày và triết lý kinh doanh


“Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Gucci ra khỏi Tràng Tiền Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học MBA ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh… cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Gucci ở Plaza chắc chắn nhiều tiền…
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.

Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
Tôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.

- Tôi biết phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng…
- …???
- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho n mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.

Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu Tràng Tiền Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.

- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.

- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
- Hả? Nhiều vậy sao?
Thấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.

- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tô i hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: “Hồng ơi, anh yêu em”, gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.

Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hìnhxin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
- Tôi thường nói tôi là một thằ ng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
Quá chuẩn!
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại.( Chỗ này sao giống Thầy Thiêm nói quá!!!) Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
- Ối ông cũng có vợ con?
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng Vietinbank mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
(Sưu tầm)