Thời gian qua hàng loạt những nghiên cứu về thư giãn thể thao đã đạt được một số kết quả và coi thư giãn thể thao như là một hiện tượng xã hội phức tạp. Những công trình nghiên cứu về khoa học tự nhiên và xã hội đã có tác dụng rất nhiều để nâng cao kiến thức về thể thao thư giãn, Kết quả nghiên cứu sẽ là tiền đề để xây dựng ra lý luận về hiện tượng này
Theo nghĩa chung thì bất cứ một loại hình vận động tích cực nào để hồi sực sau lao động vất vả đều gọi là thư giãn thể thao. Có nhiều đặc điểm được phân tách ra và cấu thành nội dung cơ bản của hiện tượng này bao gồm:
- Dựa trên tính tích cực vận động
- Sử dụng các bài tập thể dục làm phương tiện tập luyện chính
- Tập vào thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi
- Có đặc điểm về những giá trị văn hoá
- Các thành tố về tri thức, cảm xúc và thể dục thể thao (TDTT)
- Hoạt động theo phương thức tự nguyện và tự tập
- Có ảnh hưởng tốt tới cơ thể con người
- Mang tính chất giáo dục và giáo dưỡng
- Mang tính chất giải trí là chính
- Có những dịch vụ thư giãn nhất định
- Tổ chức tập chủ yếu trong những điều kiện thiên nhiên
- Có cơ sở khoa học và phương pháp nhất định
Những đặc điểm về thư giãn thể thao như trên vẫn chưa đủ, cần phải bổ sung thêm. Trong bài này chỉ đề cập tới những hướng khác nhau, tầm quan trọng của các mặt và các đặc điểm, trình độ khác nhau, các môn và các loại hình. Có thể, có điều gì đó bỏ sót, có một số đặc điểm chỉ mang tính chất trực tiếp, còn một số dấu hiệu khác mang tính chất chủ đạo.
Căn cứ vào những đặc điểm đa dạng nêu trên, thư giãn thể thao gồm có các hình thức sau: thư giãn TDTT hồi sức, thư giãn thể thao tích cực và thư giãn thể thao, thư giãn trong du lịch, thư giãn thể thao sức khoẻ, thư giãn TDTT trong giờ sản xuất...
Những dấu hiệu khác nhau là cơ sở của những hình thức khác nhau, việc xác định một số đặc điểm trong các dấu hiệu nêu ra chỉ là để làm rõ thêm, còn một số dấu hiệu được xem như là các khái niệm đồng nghĩa.
Có thể ý đồ xây dựng lý luận thư giãn thể thao bằng cách phân tích như thế, song như vậy vẫn chưa trả lời được câu hỏi: phải chăng tất cả những đặc điểm, những môn và các hình thức đã nêu trên đủ số lượng cần thiết điều đó chỉ gây ra sự rối rắm và gây khó khăn cho việc tiếp nhận thư giãn thể thao như là một hiện tượng có hệ thống.
Trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định một quan điểm là lý luận về thư giãn thể thao đã được nghiên cứu khá sâu trong môn lý luận và phương pháp TDTT. Trong đó có một phần đưa ra khái niệm về thư giãn thể thao. V. M Vưđriu cùng với các cộng sự của mình đang tăng cường nghiên cứu xây dựng luận điểm về thư giãn thể thao.
Tư tưởng chủ đạo thể hiện trong khái niệm này là xem xét thư giãn thể thao như là một bộ phận nội tại và hữu cơ trong TDTT mà kết quả cuối cùng là tạo ra trạng thái về thể chất tối ưu nhằm đảm bảo cho cơ thể của con người hoạt động bình thường, đó là yếu tố chủ đạo được tạo nên một cách hệ thống, Vai trò của sinh học chiếm vị trí quan trọng trong khái niệm thư giãn thể thao vì nó tác động đến cơ thể con người. Còn các mặt khác như: nhận thức, văn hoá, giao tiếp, giải trí được xem như là các mặt đồng hành để giải quyết nhiệm vụ chính: song công bằng mà nói ý kiến này chỉ một phần nào đó hỗ trợ cho vấn đề thư giãn thể thao, song theo chúng tôi cần phải có những cuộc thảo luận chuyên đề.
Thư giãn thể thao được xem như là một loại hình TDTT bởi vì nó có hàng loạt những điểm chung. Song những giả thiết khoa học về thư giãn thể thao tự bó không ảnh hưởng tới việc ra đời lý thuyết về thư giãn thể thao, bởi vì các giả thiết đó chỉ ảnh hưởng trực trên cơ sở các luận cứ khoa học và củng cố bộ máy lý luận dạy học đang nghiên cứu những phương pháp riêng của thư giãn thể thao.
TDTT có lý luận của mình, lý luận này không chỉ gồm có lý luận về thư giãn thể thao mà còn gồm có giáo dục thể chất Thể thao, phục hồi vận động cũng có lý luận riêng của mình. Do có những đặc điểm chung nên chúng được kết hợp lại thành một hệ thống chủ đạo cao hơn - hệ thống lý luận TDTT. Khi môn lý luận về thư giãn thể thao xuất hiện, thực chất nó không có lý luận riêng của mình, bởi vì một số quan điểm về nhận thức, về sức khoẻ, về giá trị định hướng và những quan điểm khác đã được nêu ra trong lý luận TDTT trong lý luận của từng môn thể thao, Tất cả những quan điểm đó chưa đủ để giải thích về thư giãn thể thao là một hiện tượng đa dạng và phức tạp.
Hơn nữa, trong lý luận TDTT tất cả những khái niệm về thư giãn thể thao trình bày không được rõ ràng, từng phần và không đầy đủ, vì vậy đối tượng nghiên cứu khoa học về thư giãn thể thao không được xác định.
Ở đây lại càng thấy tính phức tạp và có nhiều quan điểm về thư giãn thể thao, do đó không thể áp dụng một môn khoa học, thậm chí cả khoa học “tích phân” để mô tả một cách đầy đủ về đối tượng của thư giãn thể thao để rồi thừa nhận đó là lý luận TDTT. Việc phân tích sẽ đem lại kết quả hơ, nếu như mặt khách thể của đối tượng nghiên cứu được các môn khoa học sau đây hỗ trợ: triết học, tâm lý học, xã hội học, văn hoá, sư phạm, sinh học, lý luận và phương pháp TDTT …
Sự cần thiết xuất hiện thuật ngữ “thư giãn thể thao” là khi phân tích một yếu tố nào đó (trong trường hợp này là yếu tố thể thao) trong thư giãn thể thao thuật ngữ này được sử dụng để xác định yếu tố đó. Thư giãn thể thao là một môn khoa học, một khái niệm đồng loại đối với tất cả các hình thức của thư giãn TT.
Khái niệm về “thư giãn” bắt nguồn từ chữ La Tinh được người La Mã sử dụng “recretio”. Recretio có những nghĩa sau đây: hồi phục, nghỉ ngơi, rèn luyện, thư giãn (sảng khoái) … Cổ xưa và cho đến bây giờ thuật ngữ này luôn gắn liền với sức khoẻ của con người. Song điều quan trọng cần phải lưu ý là hiểu về sức khoẻ không chỉ hạn chế về trạng thái cơ thể của con người. Ngày nay sức khoẻ được xem xét với ý nghĩa rộng hơn và bao gồm: nội dung về xã hội, về tâm lý và về sinh học…
Để phù hợp với nội dung mới này người ta đã chấp nhậm phân Recreatio ra nhiều loại: recreatio xã hội, recreatio sinh học, recreatio tâm lý và recreatio khí hậu địa lý…
Từ một trong những đặc điểm đa dạng của nói lên thực chất của nó là: tập vào thời gian rỗi, mang tính chất vận động, dựa trên cơ sở tự nguyện và tự tập. Đây là 3 đặc điểm quan trọng nhất của recreatio, không có 3 dấu hiệu này, recreatio sẽ không còn giá trị.
Những đặc điểm khác của : hành vi văn hoá, nhận thức sức khoẻ được xem như là những đặc điểm sản sinh kèm theo.
Một hướng khoa học mới xuất hiện - học liên môn khoa học về nghỉ ngơi, về sức khoẻ về tái sinh sức khoẻ (phục hồi sức khoẻ) của những người khoẻ mạnh. Liên môn khoa học về nghỉ ngơi, này có quá trình tự phát triển của con người về thể lực, về xã hội và về tâm lý. Trong quá trình này gồm các phương thức thích hợp tổng hợp của con người ngày càng nhiều hơn để thích ứng với những điều kiện về môi trường, thời tiết và xã hội luôn thay đổi.
Một nguyên tắc quan trọng nhất về mặt phương pháp luận của thư giãn là nguyên tắc thống nhất giữa tinh thần và thể xác, sinh học và xã hội, cơ thể và nhân cách. Lĩnh vực đặc biệt trong hoạt động sống của con người vào thời gian nhàn rỗi là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu lý luận recreatio. Việc phân ra kiểu dạng và các hình thức trong hoạt động nhàn rỗi mang tính chất và recreatio đưa những dạng và hình thức hoạt động đó vào một hệ thống thống nhất đến nay vẫn chưa có khả năng.
Recreatio Thể thao là một trong những hình thức của recreatio. Các quan điểm về recreatio trên thực tế được thể hiện trong tất cả các dạng của nó và thể thao thực hiện được là nhờ vào hoạt động vận động có sử dụng các bài tập thể thao làm phương tiện chính. Đó là cơ sở để recreatio tiếp vận với thể thao
Những điểm trình bày trên một lần nữa cho phép trở về những vấn đề cót lõi của lý luận thư giãn thể thao và chứng mực nào đó lấy lý luận về recreatio chung để phân tích chúng.
Trong nghiên cứu khoa học đã thừa nhận các bài tập thể thao là phương tiện chính của recreatio thể thao. Việc khẳng định như thế là thoả đáng, song cần phải trao đổi thêm, Một là, phần lớn hoạt động recreatio thể thao đều diễn ra trong những điều kiện tự nhiên của môi trường thiên nhiên, nơi mà các yếu tố môi trường tham gia như là các phương tiện của recreatio thể thao
Thứ hai là recreatio thể thao có thể có những mặt tiêu cực. Trong các cuộc thi đấu thể thao khán giả chỉ là những người xem và suy ngẫm, không tham gia vào các hoạt động vận động, vào các bài tập. Trong trường hợp này bản thân yếu tố của cuộc thi có thể tham gia như là một phương tiện của recreatio thể thao, bởi vì trong thi đấu còn có những yếu tố về cảm xúc, về sức khoẻ về hưng phấn và những yếu tố khác đem lại hiệu quả thư giãn. Từ quan điểm đó V.M. Vưđrin đã khẳng định một cách có lý rằng, kết quả cuối cùng và cũng vì mục tiêu đó thình thức recreatio này sẽ được hình thành và là đặc điểm quan trọng để hình thành ra hệ thống recreatio thể thao
Trong nghiên cứu khoa học người ta phân tích recreatio thể thao theo những quan điểm sau đây:
1. Quan điểm sinh học: recreatio thể thao có ảnh hưởng như thế nào đối với trạng thái tốt nhất của cơ thể con người.
2. Quan điểm xã hội: ở chừng mực nào đó recreatio thể thao giúp cho con người liên kết lại trong một cộng động xã hội mà trong đó sự trao đổi kinh nghiệm xã hội đang diễn ra.
3. Quan điểm tâm lý: những động cơ nào làm cơ sở cho hoạt động recreatio, những tâm lý mới nào được hình thành ở con người do hoạt động này nảy sinh ra.
4. Góc độ giáo dục và giáo dưỡng recreatio thể thao có ảnh hưởng như thế nào tới việc hình thành nhân cách trong việc phát triển thể lực, phát triển trí lực, đạo đức và phát triển sáng tạo.
5. Góc độ hành vi: những giá trị văn hoá nào con người lĩnh hội được trong quá trình hoạt động recreatio thể thao và recreatio thể thao tạo ra những giá trị xã hội có nhân cách mới.
6. Góc độ kinh tế: recreatio thể thao tổ chức như thế nào, những phương tiện gì được sử dụng, ai đứng ra tổ chức recreatio thể thao
Tóm lại, những vấn đề trong recreatio thể thao rất rộng và phong phú. Những vấn đề này có liên quan tới nhiều ngành (môn) truyền thống, hoặc nhờ vào sự trợ giúp từng phần của lý luận chuyên môn khác mới lĩnh hội được. Điều này đang la khó khăn để xây dựng ra lý luận riêng cho recreatio thể thao và hơn nữa là đề xuất ý kiến đóng góp để đưa ra định nghĩa cho recreatio thể thao một cách khái quát hơn.
Biên dịch: ĐẶNG BẢO NGỌC
Hiệu đính: TS NGUYỄN THẾ TRUYỀN
Tạp chí “Lý luận & Thực hành TDTT”
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét