Trong môi trường kinh doanh đầy khốc liệt hiện nay, kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi một cách chuẩn xác là một yêu cầu khá cần thiết đối với mọi nhân viên kinh doanh. Khả năng giao tiếp kém của nhân viên kinh doanh có thể dẫn tới nhiều vấn đề phát sinh như: gây cảm giác khó chịu cho khách hàng, giao dịch thất bại, đưa ra các hướng dẫn dễ gây hiểu lầm….; tất cả những điều đó có thể ảnh hưởng rất nhiều công việc kinh doanh của một công ty.
Hiện nay, giao tiếp trực tiếp vẫn được coi là một phương pháp cơ bản và thông dụng trong tất cả các mối quan kệ kinh doanh, vì vậy kỹ năng lắng nghe tốt được coi là một phần quan trọng trong hình thức giao tiếp này. Nếu kỹ năng lắng nghe được áp dụng một cách hiệu quả, bạn có thể dễ dàng vượt được tất cả những cánh cửa hoài nghi và thiết lập được mối quan hệ một cách nhanh chóng. Để áp dụng thành công kỹ năng này, bạn hãy sử dụng các câu nói mang tính gợi ý, giao tiếp bằng mắt và cả ngôn ngữ cử chỉ để thu nhận thôn gtin. Một phương pháp khác để thu nhận các thông tin cần thiết chính là đưa ra các câu hỏi mở và không mang tính chỉ trích. Bày tỏ sự quan tâm tới những gì diễn giả đang nói bằng cách nhắc lại và củng cố những gì bạn nghe được, đồng thời đưa ra các câu hỏi để làm rõ thêm những vấn đề mà bạn chưa hiểu. Hành động này cho phép nâng cao thêm tinh thần hiểu biết giữa hai bên. Đây tuy không phải là phương pháp đặc biệt, nhưng lại rất hiệu quả bởi mọi người thường cảm thấy trở nên quan trọng nếu có người biết lắng nghe những gì họ nói.
Một người có kỹ năng lắng nghe tốt là người có thể xây dựng được lòng tin, sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau với những người khác. Để đạt được điều này, bạn cần thường xuyên luyện tập và phát triển khả năng lắng nghe. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ cho phép tạo ra các mối giao tiếp cởi mở hơn và có thể giải quyết được nhiều vấn đề ngay khi chúng mới phát sinh.
Dưới đây là một số gợi ý nhằm giúp các bạn có thể củng cố và nâng cao khả năng lắng nghe của mình:
1. Biết điểm dừng:
Khi một ai đó bắt đầu nói chuyện, bạn hãy dừng câu chuyện của mình lại để tập trung lắng nghe. Dù chỉ là một hành đông khá nhỏ nhưng sẽ khiến cho người nói cảm thấy được tôn trọng và cũng biết điểm dừng khi bạn muốn trình bày ý kiến của mình.
2. Lắng nghe một cách chủ động:
Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, những câu nói gợi ý và thực hiện việc giao tiếp bằng mắt để người nói cảm nhận được rằng bạn đang chú tâm lắng nghe họ. Hãy sử dụng tỉ lệ 2:1 để cân bằng khả năng nói và lắng nghe.
3. Đặt ra các câu hỏi mở:
Thu nhận thông tin bằng các câu hỏi mở như: “Tại sao bạn lại cho rằng điều đó ….?” Hay “ Điều đó thật thú vị. Bạn có thể kể thêm về điều đó không?”. Tránh đưa ra các câu hỏi có câu trả lời ngắn gọn “Có” hoặc “Không”.
4. Nhắc lại những gì đã nghe:
Hãy nhắc lại những gì mà bạn đã nghe được, đồng thời cũng yêu cầu diễn giả làm rõ những điều mà bạn chưa chắc chắn. Phương pháp này cho phép củng cố thêm sự hiểu biết lẫn nhau của cả hai bên.
5. Cải thiện kỹ năng này trước khi phát sinh một số vấn đề:
Bạn nên thực hành liên tục để cải thiện và phát triển kỹ năng lắng nghe trước khi phát sinh những vấn đề có liên quan tới khả năng giao tiếp của bạn. Với việc trang bị cho mình một khả năng lắng nghe tốt, bạn có thể đương đầu được với mọi vấn đề ngay cả vào những thời điểm khó khăn nhất.
Nguồn từ : skillvietnamlearning.vn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét