Sự cấp bách: Vấn đề thích ứng lâu dài trong cơ quan (hệ) vận động của các nữ VĐV trong các môn thể thao ở những năm 90 đã là trung tâm để cho các chuyên gia, các nhà khoa học và các HLV phải quan tâm.
Đó là vấn đề chủ yếu bởi lẽ: trong HLTT hiện nay các thông số về lượng vận động trong tập luyện đã tiếp cận gần tới hạn được phép về mặt sinh học. Từ những quan điểm trên tính cấp bách của vấn đề này đòi hỏi phải sáng tạo trong lý luận và thực hành bằng cách xác định hai yếu tố quan trọng nhất:
Yếu tố thứ nhất: Cần phải nghiên cứu các cơ chế thích nghi và những đặc điểm thích ứng của cơ quan hệ vận động đối với các loại hình bài tập về thể chất khác nhau tính theo nguồn năng lượng cung cấp đối với trẻ em và thanh thiếu niên có những đặc thù về thể chất, mức độ chuẩn bị về thể lực và các chức năng khác nhau do liên quan tới các loại hình thân thể vóc dáng khác nhau.
Yếu tố thứ hai: Yếu tố này có liên quan tới nhận thức về quá trình biểu hiện sâu về sự thích ứng đối với các cấu trúc vi mô để đáp lại quá trình tập luyện lâu dài các môn thể thao tự chọn đòi hỏi sức mạnh tổng hợp của cơ.
Dựa vào hiện tượng đặc thù trong hoạt động thể lực của con người là cơ sở về phương pháp luận (V- K- balsevic 1981), chúng tôi cho rằng có nhiều giai đoạn biến đổi thích ứng của các cơ mà chúng được hình thành dưới tác động sử dụng lâu dài và có mục đích các bài tập chuyên môn và các phương tiện tập sức mạnh. Việc phát hiện được ra các giai đoạn thích ứng của cơ quan vận động như vậy đối với các VĐV trong các môn thể thao khác nhau cho phép đưa ra một hệ thống các bài tập có chọn lọc về cấu trúc và điều khiển các bài tập đó một cách linh hoạt trong quá trình huấn luyện. Trong bài này trình bày những kết quả cơ bản về cơ sở thực nghiệm là lý luận của những qui luật về sự biến đổi thích nghi của lực cơ và những biện pháp giải quyết lực cơ cho những VĐV chạy tốc độ (gồm lực tương đối, lực bột phát, và lực xuất phát).
Kết quả nghiên cứu và thảo luận:
Giai đoạn nghiên cứu thứ nhất: Đặc điểm diễn biến lực cơ tương đối theo từng vị trí của hai chi dưới và việc hình thành mối tương quan trong lực cơ giữa cơ co và cơ duỗi của nữ VĐV chạy tốc độ có đẳng cấp thể thao khác nhau. Có 105 nữ VĐV chạy tốc độ tham gia thực nghiệm, số này gồm có những người mới tập (100m - 16,5 giây) cho đến những VĐV có đẳng cấp cao (100m - 11,1 giây).
Phân tích những biến đổi lực cơ của các cơ co và duỗi ở đùi, ở cẳng chân và bàn chân đã làm rõ được một số qui luật sau đây: hình thái chung của lực cơ tương đối theo thang độ thời gian thể thao không thay đổi, thực ra chỉ có nhịp độ tăng của lực ở các cơ co và cơ duỗi là có thay đổi. (tính không đồng thời) của các chỉ số lực cơ co và duỗi ở hai chi dưới đã được xác định. Sự phát triển ở các cơ co và duỗi ở mỗi vị trí ở hai chi dưới không giống nhau. Tính độc lập thể hiện khi hình thành lực cơ co và duỗi ở trong tất cả các điểm ở hai chi dưới, còn cường độ biến đổi lực ở các chi đó được thể hiện theo phương trình hồi quy đối với các cơ co: Y = a + bx + cx (ở đây a > 0) đối với các cơ duỗi: Y = a + bx + cx (ở đây a < 0). Đối với các nữ VĐV có đẳng cấp cao có thành tích dao động từ 11,9 - 11,1 giây lực cơ duỗi ở đùi, ở gót bàn chân và lòng bàn chân phát triển chậm. Lực cơ tương đối phát triển ở mức độ trung bình đối với các cơ duỗi là 0,38 đơn vị quy ước sẽ rút ngắn thời gian chạy 100m xuống 1 giây, còn đối với các cơ co là 0,14 đơn vị qui ước. Có ba đặc điểm nổi bật nhất phát hiện được gồm:
- Đặc điểm thứ nhất, thành tích chạy 100m ở thời kỳ đầu huấn luyện tăng lên có liên quan đến sự tăng lên cùng một lúc của lực trong cơ co và cơ duỗi.
- Đặc điểm thứ hai, tốc độ chạy 100m nhanh hơn (từ 13 giây) là do lực cơ duỗi ở đùi, ở cẳng chân và bàn chân tăng lên.
- Đặc điểm thứ ba, lực cơ của các cơ co và duỗi ở các khớp chậu đùi, ở đầu gối và cẳng chân của các nữ VĐV chạy tốc độ có đẳng cấp cao tăng lên. Các qui luật này nói lên vai trò chủ đạo về lực của các nhóm cơ có chức năng hoạt động ở hai chi dưới nhằm tăng tốc độ chạy tối đa và xác định những đặc điểm cá nhân nhằm phát triển lực cơ và sử dụng các hướng ưu tiên khác nhau trong huấn luyện sức mạnh chuyên môn cho các nữ VĐV chạy tốc độ.
Giai đoạn nghiên cứu thứ hai gồm: xác định các yếu tố cơ bản làm biến đổi các chỉ số lực cơ tương đối, lực cơ bột phát (tính theo thang độ J) và lực cơ xuất phát (tính theo thang độ Q) ở hai chi dưới đối với các nữ VĐV chạy tốc độ trong quá trình để đạt được thành tích TT cao. Bằng phương pháp phân tích về tương quan, hồi qui và phân tích nhân tố đối với những đặc thù biến đổi của lực cơ ta thấy. Sự biến đổi các chỉ số theo các thang độ của lực cơ tương ứng với sự phát triển thành tích chạy 100m. Cho thấy sự biến đổi này mang tính chất tuyến tính khá rõ so với mức độ phát triển thành tích thể thao. Lực bột phát của cơ tăng lên được biểu hiện ngay từ khi bắt đầu tập luyện có mục đích ở chạy tốc độ, nhưng đồng thời những chỉ số trong lực của cơ tương đối thấp. Chỉ trong phạm vi thành tích chạy 100m 12,5 - 13,0 giây những chỉ số này sẽ tăng lên cả sự thay đổi giá trị thay đổi của lực bột phát và lực ban đầu của cơ có những đặc điểm nổi bật sau. Đặc điểm thứ nhất, tính không đồng thời của các thời điểm ngay từ đầu đều phù hợp với sự gia tăng nhanh các thang độ của lực (J và Q). Đặc điểm thứ hai, khám phá tính biến đổi không đồng thời của những biến độ các thang độ về lực của các nhóm cơ khác nhau. Đầu tiên tăng lực ở các cơ co bàn chân, sau đó là tăng lực ở các cơ duỗi ở đùi, cẳng chân và cuối cùng và tăng lực các cơ co đùi, đầu gối của các cơ co mu bàn chân.
Kết quả của phương pháp phân tích nhân tố chứng minh rằng, những thay đổi thích nghi phù hợp của lực cơ tương đối, lực cơ bột phát và lực cơ xuất phát diễn ra một cách độc lập và không phụ thuộc vào các cơ duỗi và các cơ co ở hai chi dưới của các nữ vận động viên chạy tốc độ trong quá trình để nâng cao thành tích của mình.
Xác định được sự tăng lên các trị số của lực bột phát và lực xuất phát ở mức độ cao hơn không chỉ nhờ vào tăng lực tối đa của các cơ mà còn nhờ vào mức độ giảm đáng kể của các thang độ thời gian có chức năng hoạt động cấu thành.
Các khả năng lực (J và Q - građiên) của các cơ trong chạy tốc độ tương đối độc lập, còn cơ chế biến đổi các cơ chức năng đó diễn ra không cùng một lúc với việc tăng tốc độ chạy tối đa. ở giai đoạn đã đạt được thành tích cao, trên cơ sở lực tương đối tăng lên thì lực co bột phát và lực cơ xuất phát ở hai chi dưới sẽ phát triển chậm lại.
Tất cả những vấn đề trình bày ở trên đã chứng minh về sự thích nghi có lựa chọn của các đặc tính biến đổi lực cơ ở hai chi dưới trong quá trình nâng cao thành tích thể thao của các nữ VĐV chạy tốc độ.
Giai đoạn nghiên cứu thứ ba: trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu mới không truyền thống đã xác định được mức độ cân đối hài hoà của lực co và lực duỗi, và qui tụ được mối tương quan chặt giữa lực co và duỗi ở từng khâu và giữa các khâu trong cơ thể của các nữ VĐV (n = 26) và của các nam VĐV (n = 37) cấp cao (các nhà vô địch thế giới, vô địch Châu Âu, các VĐV đoạt huy chương Olympic trong các môn có chu kỳ (chạy 100m, 110m rào, chạy tốc độ) và trong các môn bán chu kỳ, trong các môn điền kinh đòi hỏi sức mạnh tốc độ (nhẩy xa, nhẩy cao, nhẩy ba bước, nhẩy sào, đẩy tạ, ném đĩa và phóng lao).
Những kết quả nghiên cứu đã chứng minh được những điều sau đây - Xác định được mức độ cân đối hài hoà cao của lực co và duỗi trong các khâu của cơ thể và làm rõ được sự qui tụ của lực cơ tương đối làm giảm đáng kể sự mất mát cân đối trong các cơ co và duỗi ở mỗi khâu và giữa các khâu. Ranh giới (sự mất cân bằng) của các chỉ số bên trong các khâu của lực cơ đã được thu hẹp nhiều, còn các chỉ số giữa các khâu của lực cơ khi thể hiện ở mức độ tối đa thì những đặc thù giới tính sẽ mất đi. Như vậy, sự cân đối hài hoà cao của lực co và duỗi trong các khâu của cơ thể là yếu tố quyết định để xem được cấu trúc sinh học đo động lực học một cách hợp lý để đạt được thành tích cao trong các môn thể thao chuyên sâu, (hình 1: K1- bàn chân, K1- cẳng chân, K1- đùi, K1- thân, K1- cẳng tay, K1- vai là các chỉ số bên trong và mối quan hệ của lực cơ giữa các lực duỗi đối với các cơ có trong các khâu; tổng các K1 là mối quan hệ của tổng lực cơ của các cơ duỗi đối với các cơ co ở hai chi dưới. K2 - chỉ số tích phân là mối liên quan giữa lực cơ của các cơ duỗi đối với các cơ co của toàn thân. K3/a, K3/b, K3/c là các chỉ số giữa các khâu là mối quan hệ giữa tổng lực cơ của các cơ co và cơ duỗi của cẳng chân đối với các cơ co và cơ duỗi của bàn chân cũng tương tự giữa ở đùi - cẳng chân, đùi - bàn chân.
Giai đoạn nghiên cứu thứ tư: Đã làm rõ được tính chất của các cơ chế phục hồi thích ứng mối tương quan của lực cơ ở các khâu bên trong cũng như giữa các khâu đối với cơ co và lực cơ duỗi của đùi, của cẳng chân và bàn chân của các nữ VĐV chạy tốc độ.
Những biến đổi phục hồi thích ứng về lực của các cơ trong tất cả các khâu ở hai chi dưới là do tính không đồng thời trong quá trình hình thành mối tương quan ở bên trong các khâu và giữa các khâu của lực trong các cơ co và duỗi với những nhịp độ biến đổi thích ứng khác nhau của các lực đó ở cùng một mức độ trong một khâu và trong vài khâu.
Độ lớn và nhịp độ biến đổi thích ứng lực cơ được xác định bởi những cơ chế phục hồi thích ứng khác nhau trong mối tương quan về lực của các cơ co và cơ duỗi ở tất cả các khâu chi dưới.
Xác lập được mối quan hệ phối hợp tương hỗ giữa các lực trong các cơ co và cơ duỗi của đùi đối với các cơ co và cơ duỗi của bàn chân. Điều đó xác định tính hợp lý về chức năng của cơ co và cơ duỗi nhờ vậy hình thành được toàn bộ cấu trúc về sức mạnh trong chạy tốc độ (động lực sinh học). Các nữ VĐV chạy tốc độ có đẳng cấp cao các mối quan hệ tương hỗ về lực cơ ở các khâu bên trong ở giữa các khâu và khi vận dụng phương pháp tích phân đều thể hiện được tính cân đối hài hoà hơn cả. Tính qui luật này - kết quả qui luật của các hình thái sinh học cơ học về sự cân đối tương hỗ của lực cơ ở cùng một mức độ của một hoặc của một số khâu và đó cũng là một trong những yếu tố hàng đầu để hình thành tốc độ chạy tối đa. Có một đặc điểm là sự thiếu cân đối lực trong các chỉ số tích phân của lực cơ ở hai chi dưới giảm xuống 2,2 lần, các chỉ số khâu bên trong của bàn chân và đùi giảm tương đương 2,5 và 2,7 lần, các chỉ số tích phân giữa các khâu của lực cơ ở đùi và cẳng chân giảm xuống 1,5 lần.
Việc phân tích bằng phương pháp tương quan những thành tích chạy 100m và các chỉ số lực cơ ở hai chi dươí của những nữ VĐV ở đẳng cấp cao thấy rõ những điểm sau. Các mức độ trong mối quan hệ tương hỗ đạt tới độ tin cậy cao (R = 0,57, P < 0,05) đối với tất cả các khâu bên trong (từ R = 0,826 đến R = 0,991) và đối với các chỉ số tích phân của lực cơ ở hai chi dưới (R = 0,933). Từ đó đi đến kết luận quan trọng sau đây: cấu trúc sức mạnh dưới góc độ sinh cơ động học được xác định bằng toàn bộ đồ thị biến hoá của hoạt động lực cơ ở đùi, cẳng chân, bàn chân và ở khung chân chứ không phải được xác định bằng các nhóm cơ hoạt động biệt lập, thường được ta gọi là nhóm cơ chủ đạo ở hai chi dưới.
Những qui luật được phát hiện trên đây về sự biến đổi thích ứng của lực cơ - các cơ co và các cơ duỗi ở hai chi dưới của nữ VĐV chạy tốc độ cho phép xây dựng cơ sở khoa học đưa ra nội dung thích ứng lâu dài của các cơ quan vận động được hình thành theo bốn giai đoạn liên tục:
Giai đoạn thứ nhất: (chạy 100m 16,5 - 14,8 giây) có đặc điểm là tính phân tán và mất cân đối lớn của lực cơ ở một khâu, giữa các khâu và theo phương pháp tích phân là ở toàn bộ mắt xích sinh cơ động học của hai chi dưới.ở giai đoạn này việc hình thành ban đầu mối quan hệ tương hỗ giữa các khâu của các chỉ số lực ở đùi và bàn chân xuất hiện.
Giai đoạn thứ hai: (chạy 100m 14,7 - 13,0 giây) được hình thành một cách tích cực lực cơ của các cơ duỗi ở đùi, cẳng chân và bàn chân. Sự hình thành đó xuất hiện trên nền của sự cân bằng phối hợp trong mối quan hệ tương hỗ giữa lực các cơ co và các cơ duỗi của đùi so với lực các cơ duỗi và cơ co của bàn chân.
Giai đoạn thứ ba: (chạy 100m 12,9 - 12,0 giây) có liên quan tới sự cân đối tích cực ban đầu bên trong các khâu và giữa các khâu thể hiện trong các mối quan hệ tương hỗ giữa lực cơ của các cơ co và các cơ duỗi ở hai chi dưới. Điều đó là cơ sở để tiếp tục cân bằng các mối quan hệ tương hỗ của lực các cơ co và các cơ duỗi của đùi đối với lực của các cơ co và các cơ duỗi của bàn chân.
Giai đoạn thứ tư: (chạy 100m 11,9 - 11,0 giây) có đặc điểm cân đối cao trong các mối quan hệ tương hỗ của lực cơ các chỉ số bên trong các khâu, giữa các khâu và các chỉ số tích phân. Trên nền tảng đó mức độ cao của mối quan hệ tương hỗ của lực các cơ co và các cơ duỗi ở đùi và ở bàn chân được hình thành.
Như vậy, những thay đổi trong quá trình phục hồi thích nghi của các lực cơ diễn ra theo thứ bậc và vi phân rõ ràng với ba điều kiện dưới đây:
Điều kiện thứ nhất gồm: Sự thích nghi sẽ được hình thành để phù hợp với các cơ chức năng các bài tập chuyên môn. Điều kiện thứ hai gồm: Sự thích nghi sẽ được thực hiện bằng cách biểu hiện lực cơ khác nhau. Điều kiện thứ ba: Sự thích ứng diễn ra trên cơ sở cân bằng phối hợp hài hoà trong lực cơ của các cơ co và các cơ duỗi ở một khâu, trong các khâu giới hạn và trong cả chuỗi biến đổi sinh cơ động học lực học trong một bài tập chuyên môn.
Để tiếp tục nghiên cứu tổng hợp vấn đề này Khoa điền kinh của trường Đại học TDTT Xibiri đã thông qua những đề tài sau:
- Nghiên cứu các cơ chế biến đổi thích ứng trong sự biểu hiện sức mạnh cơ ở các khâu khác nhau của cơ thể học sinh phổ thông, của các VĐV trẻ có lứa tuổi, giới tính và chuyên môn hoá TT khác nhau.
- Xây dựng luận chứng khoa học về đặc thù và nội dung tập luyện nhằm nâng cao kỹ thuật cho các nữ VĐV ném tạ búa có đẳng cấp khác nhau trong mối quan hệ tương hỗ với những biến đổi thích ứng của chúng trong huấn luyện chung và chuyên môn.
Biên dịch: Đặng Bảo Ngọc
Hiệu đính: TS. Nguyễn Thế Truyền
Theo tạp chí "Lý luận và thực hành TDTT" LB Nga
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét