Trên thế giới, một số cá nhân có khả năng đặc biệt trong việc kết hợp từ ngữ và cảm xúc làm một. Đây có thể coi là khả năng trời phú cho họ khi thuyết trình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những người khác không thể học cách cải thiện kỹ năng diễn thuyết trước đám đông.
Theo Richard Greene, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng diễn thuyết, đồng thời là tác giả cuốn sách "Những từ ngữ làm rung chuyển thế giới: Kỷ niệm 100 năm các bài phát biểu và các sự kiện không thể quên", phần lớn mọi người chưa bao giờ được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng này. Ông cho biết “Kỹ năng này không đòi hỏi quá cao, nhưng yêu cầu sự tập trung và thời gian luyện tập”.
Vì thế, theo Greene, nhiệm vụ đầu tiên của một diễn giả làphải xác định được mục đích của bài thuyết trình, cho dù là phát biểu trước vài khách hàng tiềm năng hay trước hàng ngàn khán giả. Bởi ông cho rằng "Diễn thuyết trước đám đông không khác biệt nhiều so với một cuộc trò chuyện về một chủ đề gì đó mà bạn có hứng thủ khi thảo luận với vài người bạn, điều khác biệt duy nhất ở đây chỉ là chỗ bạn đang đứng mà thôi".
Một trong những khiếm khuyết lớn nhất đối với các diễn giả khi truyền đạt thông tin là coi bài thuyết trình của mình như là một cuộc trình diễn. Điều đó làm người ta dễ trở nên lo lắng và quẩn quanh với ý nghĩ “ tôi muốn mọi người cần hiểu tôi có khả năng và hiểu biết nhiều đến mức nào"
Tuy nhiên, trên thực tế, những người có khả năng thuyết trình đều hiểu rằng việc phát biểu trước đám đông không phải một cuộc trình diễn mà là tạo ra sự kết nối với những người khác. Greene cũng đưa ra ví dụ "Tổng thống Franklin Roosevelt đặt tên cho chương trình hàng tuần phát trên radio của ông là gì? Không phải là "Bài phát biểu" mà là "Chuyện phiếm". Ở thời của Franklin Roosevelt, radio là một công nghệ mới và vị tổng thống này biết rõ công nghệ này là một phương tiện rất tốt để kết nối với mọi người”.
Ông cho rằng: Tính xác thực có thể thuyết phục người nghe rằng bạn đang mang đến một cái gì đó độc nhất vô nhị". Khi đang cố gắng tiếp thị một ý tưởng, một sản phẩm hay một dịch vụ, bạn phải trả lời hai câu hỏi do khách hàng đặt ra, đó là : ”Cái gì làm cho bạn trở nên đặc biệt khi được so sánh với những đối thủ của các bạn? Và tính duy nhất đó của bạn có lợi cho khách hàng như thế nào?".
Greene đưa ra một số mẹo thực hành nhỏ, bao gồm khả năng quan sát “sự khác nhau giữa một diễn giả tốt và một diễn giả vĩ đại nằm ở chỗ biết cách ngắt giọng đúng lúc". Ông đưa ra dẫn chứng về bài phát biểu của một diễn giả nổi tiếng: "Ông này nói, 'Tôi có một giấc mơ' - ngắt giọng, ngắt giọng, ngắt giọng- 'một ngày nào đó'- ngắt giọng, ngắt giọng, ngắt giọng - 'dân tộc này sẽ trỗi dậy…’. Vị diễn giả này không nói cả câu một cách trơn tru mà nói từng từ một".
Những phương pháp đơn giản khác bao gồm thực hiện giao tiếp bằng mắt với các khán giả, thậm chí trong một khán phòng lớn; thiết lập mối quan hệ ngẫu hứng thông qua việc đi lên phía trước bục diễn giả; và điều khiển âm thanh giọng nói với nhịp điệu biến đổi. “Đây là tất cả những mẹo nhỏ nhưng rất hiệu quả", Greene hàm ý rằng với một chút ít huấn luyện, đào tạo, đa số những diễn giả có thể cải thiện được khả năng diễn thuyết của mình.
Ông Greene cũng phải thừa nhận rằng một số kỹ năng là món quà do tự nhiên ban tặng. Ví dụ, một người có giọng nói trầm ấm và có âm vực rộng sẽ tạo ra sự hấp dẫn và mang tính thuyết phục tốt hơn so với những người có giọng nói không rõ ràng hoặc lúng búng.
Ông cho rằng, việc thăng tiến trong sự nghiệp chính trị của Obama là nhờ vào bài thuyết trình quan trọng của ông ta trong hội nghị của đảng Dân chủ vào năm 2004. “Nó không có vẻ như là một bài phát biểu chính trị thông thường”, đúng như những lời trong bài phát biểu đó của ông ta: “Tôi không đọc một bài phát biểu mà chỉ thực hành giao tiếp mà thôi".
Cuối cùng Greene đã đưa ra lời khuyên gói gọn trong một câu: "Phát biểu không phải dành cho chính diễn giả." Luật sư Martin Luther King chính là ví dụ cho lý luận của Greene. Điều mà Martin Luther King quan tâm nhất là cách đưa ra thông điệp của mình chứ không hề lo lắng về việc trông hình thức bề ngoài của mình như thế nào.
Nguồn từ : vietnamlearning.vn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét