Thứ Tư, 16 tháng 6, 2010

CỬ ĐỘNG CỦA CHI DƯỚI

Bao và dây chằng thắng chặt chẽ hai mặt cơ khớp. Hệ thống này:


- Duỗi ra khi người ở tư thế đứng, giúp cho các cơ đỡ phải can dự vào duy trì tư thế,

- Giúp cho cử động có biên độ lớn.

- Hạn chế các cử động ấy khi chúng ở trạng thái hoạt động quá mức.

* Khi gấp, đùi hướng ra phía trước và lên trên. Biên độ tăng khi đầu gối gấp do dãn các cơ sau đùi, các cơ này hạn chế cử động khi đầu gối duỗi. Sự gấp còn rõ nét đối với các cử động thụ động, thí dụ, ở tư thế ngồi xổm hay tư thế của VĐV cử tạ, gập người dưới thanh tạ. Hai cơ gấp là cơ thắt lưng chậu và cơ thẳng trước.

* Khi duỗi, đùi đưa ra phía sau. Nó bị hạn chế bởi sức căng của tất cả dây chằng cơ khớp. Các cơ đó liên quan trước hết đến cơ mông và đôi chút đến cơ mông cẳng chân.

* Khi dạng, đưa đùi ra phía ngoài, nó bị hạn chế bởi dây chằng thấp nhất của cơ khớp cũng như của các cơ dạng. Sự dạng có sự tham gia của cơ mông nhỡ.

* Khi dạng đưa đùi vào phía trong, bị hạn chế bởi dây chằng cao nhất của cơ khớp. Có liên quan là các cơ khớp.

* Các cử động xoay được nghiên cứu theo tư thế ngồi của một người, hai chân buông thõng: sự xoay ngoài hướng cẳng chân về phía trục thân người. Biên độ của nó bị hạn chế bới các dây chằng trước của cơ khớp; nó do có chậu – mấu chuyển gây ra. Sự xoay tròn sinh ra cử động ngược chiều với cử động trên và bị hạn chế bởi sức căng của dây chằng sau của cơ khớp; sự xoay trong chủ yếu do cơ mông nhỏ gây ra.

Cử động của đầu gối:

Đầu gối thực hiện nhiều cử động

* Sự gấp đưa mặt đùi sau gần lại mặt cẳng chân sau, gấp được sinh ra nhờ các cơ cẳng chân ụ ngồi và khoeo chân.

* Sự kéo dài ra, nói đúng hơn là sự ngửa ứng với cử động ngược lại và do cơ tứ dầu gây ra.

* Các cử động xoay, chỉ có thể xảy ra khi đầu gối đã gập, các cử động xoay này, nếu là xoay ngoài thì hướng chân ra ngoài và nếu là xoay trong thì hướng chân vào phía trong. Các cơ xoay ngoài là: Cơ nhị đầu và cơ căng cân đùi, các cơ xoay trong là cơ may, cơ bán gân, cơ thẳng trong.

* Các cử động ngang – phải và trái – thực tế là không có, nhất là khi đầu gối duỗi.

Bao khớp được giữ chắc nhờ các dây chằng.

* Các dây chằng ngoài gần như nối thẳng đứng xương đùi với hai xương cẳng chân. Khi ngửa, chúng chìa ra, khi gấp, chúng dãn ra.

* Các dây chằng chéo chìa ra ở khoảng phân cách các lồi cầu ở bên trên khỏi các ổ chảo ở phía dưới thực tế thường luôn luôn chìa ra trong các cử động và ngửa chúng hạn chế sự quay trong.

* Gân bám tận của cơ tứ đầu bám trên xương bánh chè cũng như các chẽ của xương này.

Dây chằng bánh chè nối liền bánh chè và xương cẳng chân.

* Cấu trúc chức năng của đầu gối do sự định hướng của nó theo chiều gấp – ngửa quy định nên. Nhờ có các bao - dây chằng đã nói ở trên mà đầu gối do sự định hướng của nó theo chiều gấp - ngửa quy định nên. Nhờ có các bao - dây chằng đã nói ở trên mà đầu gối còn được bổ sung các cử động xoay. Các thương tổn do các tai nạn thể thao hoặc do các cử động cưỡng bức lặp đi lặp lại làm mất thăng bằng hệ cơ khớp và sớm hay muộn khiến cho đầu gối không thể theo đuổi các hoạt động thể thao được nữa. Các thương tổn và các cử động gượng ép nói trên làm cơ khớp chóng lão hoá theo lối huỷ hoại các sụn rồi đến xương.

Muốn có được chương trình dạy tốt về sự vận động đầu gối thì nên chú ý đến nghiên cứu ngắn này.



Hình 1: Chạy cự li ngắn. Chi dưới sau phát sinh xung lực. Ba cơ khớp chủ yếu có liên quan là xương chậu - đùi, đầu gối, khoeo chân chuyển động theo chiều dài ra nhờ các cơ mông; cơ tứ đầu và các cơ duỗi cẳng chân - cổ chân. Chi dưới dao động thực hiện sự gập ba nhờ co cơ thắt lưng - chậu, các xương ụ - cẳng chân và các cơ gấp cẳng - cổ chân (cẳng chân trước và cơ gấp các ngón).


Cử động của khoeo chân:

Chúng ta đã biết các cơ khớp lồng nhau chỉ cho phép cử động gấp và duỗi.

* Sự gấp còn lại là sự gấp sống làm cho lưng bàn chân gần lại mặt trước của cẳng chân. Biên độ gấp có thể đến 300 và hạn chế chủ yếu do sức căng của cơ tam đầu. Nó do các cơ duỗi ngón chân và cẳng chân trước gây ra.

* Sự duỗi hay gấp gan chân có thể tới 500 và bị hạn chế bởi mố của phần sau xương sên với phần tương ứng của xương chày, bởi sức căng của các bao - dây chằng trước của cơ khớp và bởi sức căng cơ sau của cẳng chân. Nó được sinh ra bởi cơ tam đầu bắp chân, xương chày sau, các xương mác ngoài và các cơ gấp ngón chân.

* Các cử động khác đều không thể có được. Nếu có, nghĩa là phải có thương tổn các dây chằng như thường gặp sau khi khớp bị bong gân nặng.

* Các chuyển động khác của phức hợp khớp khoeo chân, một mặt có liên quan khớp giữa xương sên và xương gót, một mặt giữa xương cổ chân sau (xương gót và xương sên) và xương cổ chân trước (xương hộp và xương thuyền).

Chuyển động của nhiều đoạn:

Khi một cử động thể thao liên quan đến nhiều cơ khớp thì số cơ tham gia tăng lên đáng kể. Chúng vận động đồng thời, gọi là đồng vận.

Như vậy, chỉ với một cử động đơn giản như ngồi xổm thì ba cơ khớp:

- Xương đùi - chậu

- Đầu gối

- Khoeo được gấp đồng thời (thí dụ động tác "squat" khi tập luyện cơ các chi dưới).

Nhóm các cơ chịu nặng gồm có:

- Các cơ mông

- Các cơ tứ đầu

- Các cơ tam đầu (2).


Hình 2: Hệ cơ của các chi dưới



Hình 3: Hệ cơ các chi và thân người


trong khi cố để đứng lên khi cố gắng để nhấc đối thủ lên





Một thí dụ khác, thí dụ một VĐV nâng đối thủ lên thì các khớp nói trên duỗi các cơ khớp chi dưới kết hợp với hoạt động của các cơ duỗi của thân người, các cơ nâng và giữ chắc bả vai cùng các cơ dùng để giơ cánh tay lên cao (hình 3).

CHẤN THƯƠNG THỂ THAO:

Đối với một người lành, khoẻ, ngoại trừ các bệnh phi thể thao (do thầy thuốc khẳng định khi khám bệnh thông thường hay khám để cấp chứng chỉ thể dục thể thao) thì bộ phận cơ thể dễ bị thương tổn là các thuộc hệ vận động.

Các thương tổn xương:

Gãy xương bất thình lình xuất hiện do bị ngã hay một cử động đột nhiên mạnh xảy ra khi các biên độ khớp bất thường. Gãy xương đòi hỏi phải được chẩn đoán sớm, điều trị hay phẫu thuật tại chỗ và tái tập luyện.

Đối với người chơi thể thao, có thể gãy xương tức thì do mệt mỏi, không phải chấn thương nặng, thông thường nhất là ở chi dưới (xương bàn chân, xương cẳng chân...) những gãy xương kiểu này cũng có thể bị khi tập trên nền cứng.

Các tổn thương cơ khớp:

Các đau sụn khớp do làm việc quá sức và hầu như bao giờ cũng liên quan đến các dị thường hình thái học vốn đã có trước, nay bị các cưỡng bức có tính chất cơ học gây hại hoặc do các sai sót kỹ thuật gây ra. Các cơn đau xuất hiện ngày càng tăng đối với cùng một loại mỏi cơ và trong các buổi tập, chúng càng ngày càng sớm đến.

Chữa các rối loại tĩnh của các chi dưới, cải tiến sinh cơ học các động tác thể thao, sửa chỉnh kỹ thuật thường đủ để chữa khỏi các "sự mòn" sụn đó. Nhờ luôn luôn chú ý đến các nguyên nhân và các biện pháp dự phòng mà có thể giảm số tai nạn về cơ khớp loại này.

sụn còn có thể bị thương tổn khi gãy xương và đừng gãy chạy qua các mặt sụn.

Bong gân:

Bong gân xảy ra theo các hoạt động cơ khớp hoạt động mạnh vượt quá các biên độ thông thường, quen thuộc. Tuỳ theo mức độ nặng mà VĐV phải nghỉ ngơi, bất động khớp hoặc giải phẫu. Bỏ qua bong gân có thể để lại di chứng bắt buộc nhà thể thao phải ngừng các hoạt động vì đau liên tục hay cơ khớp bị mất ổn định. Di chứng ấy chẳng khác nào một bẫm chật bong gân lắp lại ngay cả khi chỉ với các chấn thương bị ngày càng như hay khi rẽ ngoặt một cách bất thân, thí dụ như đầu gối hay khoeo chân khi không có cái gì để dựa thì bị "rời ra".

Thương tổn cơ:

Chấn thương cơ có thể do nhiều nguyên nhân:

- Trực tiếp sau một va đập: Các thương tổn sẽ càng nặng nếu va đập xảy ra lúc cơ đang co.

- Gián tiếp: Thương tổn cơ cũng có thể đến với nguyên nhân phi thể thao.

Nó xảy ra do bài tập thể dục tồi, do thời gian làm nóng cơ thể quá ngắn hay chưa đủ nóng đến mức cần thiết, do chế độ ăn không thích hợp, do lượng nước cung cấp chưa đủ, do dùng các chất hấp thụ. Tại nạn về cơ tăng theo tuổi của người tập luyện.

Các loại tai nạn cơ chính:

* Chứng bị kéo dài là cơ bị dài quá mức so với khả năng tột cùng mà nó có thể duỗi được mà không gây đứt sợi cơ. Nó có thể kèm theo co cứng một cách có hạn giống như co cơ con người liên tục.

* Các vết đứt hay bong gân là đứt nhiều hay ít các sợi cơ kèm theo chảy máu trong cơ tụ lại dưới dạng bọc máu.

* Các vết đứt thuộc loại nặng là khi đứt nhiều bó cơ. Bọc máu to và khi chứng bệnh tiến triển thì phải mổ. Đứt có thể rơi vào gân cơ kéo theo co rút cơ khiến nó mất hết khả năng hoạt động chức năng. Thí dụ như đứt gân gót chân, đứt dọc theo cơ nhị đầu, đứt ở cơ thẳng trước, mất bám dính của cơ sinh đổi trong, đứt ở chỏm trên cơ khớp vai - cánh tay.

* "Bệnh dính là loại bệnh kết quả của sự xung đột tiềm ẩn đối kháng giữa hệ vận động của nhà thể thao với môn học, với các dụng cụ tập luyện và với môi trường, chứng bệnh này thể hiện dưới các hình hức đau khác nhau. Nó có thể lên cao độ khi mới bắt đầu mỏi cơ hay khi thấm mệt. Huấn luyện viên cần nghĩ đến một nguyên nhân về:

- Hình thái học

- Cơ sinh học

- Kỹ thuật tập trong đó kể cả thiết bị, học cụ đã dùng.

ĐIỀU CẦN NHỚ:



Hình 4: Bóng đá - Ngã ra phía sau chống các cổ tay: thường gây sai khớp khuỷu tay.



* Các nguyên tắc dự phòng chính đối với các tai nạn thể thao

* Khi có tai nạn thể thao, đưa người chơi thể thao đến một thầy thuốc để được chẩn đoán chính xác, được điều trị sớm tránh mọi tái phát hay di chứng.


Biên dịch: Lê Văn Trụ
Nguồn: Sổ tay của giảng viên thể thao Bậc một Đào tạo đại cương
- Viện TDTT quốc gia xuất bản (Pháp)

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét