Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MÔN ĐIỀN KINH

Bài 1

KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN ĐIỀN KINH

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

1. Khái niệm

“ Điền kinh” là tên goi được dịch ra từ tiếng Trung Quốc. Theo tiếng Trung Quốc “điền” có nghĩa là “ruộng” còn “kinh” có nghĩa là “đường”. Như vậy Điền kinh thực ra là tên gọi cho các môn thể thao tiến hành trên sân và trên đường. Theo cách gọi của nhiều nước khác ( Mỹ, Anh, Áo, Ba Lan, Pháp…nhiều nước Nam Mỹ..) Điền kinh cũng được gọi theo nghĩa đó. Tuy nhiên tên gọi đó chỉ có thể phù hợp ở thuở ban đầu, vì ngày ngay loài người đã sáng tạo ra rất nhiều môn thể thao khác nữa không chỉ có điền kinh mới tiến hành thi ở sân và ở đường.

Theo tiếng Hi Lạp, môn Điền kinh được gọi là “ Atleika”, từ này có nghĩa là “vật”, “đấu tranh”, “bài tập”. Vào thời Cổ Hi Lạp người ta gọi “ atlet” là những người chuyên thi đấu ở lĩnh vực sức mạnh và khéo léo.

Theo thể thao hiện đại ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Nga Bulgary… thì người ta gọi môn Điền kinh nhẹ để phân biệt với các môn được gọi là Điền kinh nặng như : Cử tạ , Vật, Quyền Anh… Nhưng về thực
chất, để đạt thành tích cao thì không có môn thể thao nào ( kể cả điền kinh) có thể coi là “nhẹ”.

Vì nhiều lý do khác nhau, tên gọi “Điền kinh” không thống nhất trên thế giới, nhưng ngày nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều công nhận điền kinh là tên gọi của môn thể thao cơ bản gồm các nội dung: đi, chạy, nhảy, ném đẩy và phối hợp các nội dung đó.

Như vậy khái niệm điền kinh được hiểu là: Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung như, đi, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều nội dung phối hợp.

2. Phân loại.

Điền kinh là môn thể thao có nội dung phong phú đa dạng, để tiện cho việc giảng dạy, tập luyện và tổ chức quản lý người ta phân loại theo 2 cách chủ yếu sau:

Phân loại theo tính nội dung: Gồm; đi, chạy, nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp.

Phân loại theo tính chất hoạt động: Gồm; Hoạt động có chu kỳ ( đi bộ, chạy) và hoạt động không chu ky ( nhảy, ném đẩy, các môn phối hợp)

Trong mỗi nội dung có rất nhiều các môn cụ thể được phân biệt theo cự ly hoặc đặc điểm vận động.

Các nội dung của điền kinh vừa có thể là các bài tập, vừa có thể là các nội dung thi đấu. Với tư cách là bài tập, điền kinh không bị hạn chế nhưng khi là nội dung thi đấu thì ngược lại. Người ta chỉ chọn một số nội dung tiêu biểu ( các nội dung chỉ được chọn trong các cuộc thi đấu quốc tế: Đại hội Olympic, các giải vô địch thế giới, vô địch quốc gia…)

Trích lược

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét