Thứ Ba, 5 tháng 10, 2010

SINH LÝ HỌC HỆ THẦN KINH

I. Đại cương


Hệ thần kinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, đồng thời bảo đảm cho cơ thể thích nghi hoàn toàn với ngoại cảnh.

Hệ thần kinh là cơ quan duy nhất có khả năng thực hiện các hoạt động kiểm soát hết sức phức tạp. Hằng ngày, nó nhận hàng triệu mã thông tin từ các cơ quan cảm giác truyền về rồi tích hợp chúng lại để định ra các đáp ứng thích hợp.

Để hoàn thành chức năng đó, hệ thần kinh phải thực hiện các chức năng cơ bản sau:


- Chức năng cảm giác

- Chức năng vận động

- Chức năng thực vật

- Chức năng hoạt động thần kinh cao cấp


Trong đó, chức năng hoạt động thần kinh cao cấp là chức năng đặc trưng của vỏ não (sẽ được trình bày trong phần riêng), còn ba chức năng cảm giác, vận động và thực vật là chức năng chung ở tất cả các phần của hệ thần kinh, ba chức năng này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chương này sẽ nghiên cứu ba chức năng đó ở lần lượt các phần của hệ thần kinh trung ương.

Về mặt giải phẫu, hệ thần kinh được chia làm 2 phần: phần trung ương và phần ngoại biên.

1. Phần trung ương

Gồm có não bộ và tủy sống. Não bộ gồm:

- Đại não

- Gian não

- Não giữa

- Cầu não

- Hành não

- Tiểu não

Trong đó, não giữa, cầu não và hành não thường được gọi chung là thân não.

2. Phần ngoại biên

Đó là các dây thần kinh, gồm 2 loại:

- 12 đôi dây sọ ; - 31 đôi dây sống

Toàn bộ hệ thần kinh được cấu tạo bởi những tế bào đặc biệt gọi là nơ ron (neurone). Trong quá trình hoạt động của hệ thần kinh, nơ ron đóng vai trò rất quan trọng, các

luồng thông tin đi vào và ra khỏi hệ thần kinh đều được các nơ ron truyền theo một chiều nhờ một cấu trúc đặc biệt gọi là xy náp (synapse). Vì vậy, nghiên cứu hoạt động của xy náp và nơ ron là điều rất cần thiết để tạo cơ sở cho chúng ta hiểu được các chức năng của hệ thần kinh.
...

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét