Thứ Tư, 1 tháng 12, 2010

Năng lượng


Tất cả sự hoạt động sinh mệnh của con người như sinh trưởng tế bào, hoạt động khác của cơ thể đều cần năng lượng. Không có năng lượng mọi cơ quan trong cơ thể không thể hoạt động được. Năng lượng cơ thể được cung cấp từ thức ăn, thức ăn dưới tác dụng của men sẽ oxy hoá trong cơ thể tạo ra năng lượng. Ðơn vị tính năng lượng là Kcal (kilocalo) tương đương với nhiệt lượng để đun sôi l.000g nước lên 10C (từ 15 0C - 160C).


Hiện nay các nước ở châu âu và châu Mỹ dùng đơn vị jun (J). Biến đổi như sau: l.000J = 0,239kcal , từ đó lkcal - 4,184KJ.


a. Nguồn năng lượng
Các chất protit, lipit, gluxit có trong thành phần dinh dưỡng, được oxy hoá trong cơ thể để sản sinh ra năng lượng. Ðó là nguồn năng lượng của cơ thể và những chất đó được gọi là vật chất năng lượng. Quá trình oxy hoá của cơ thể và sự đốt cháy ngoài cơ thể có giống nhau, nhưng sản phẩm cuối cùng khác nhau. Do vậy năng lượng giải phóng khác nhau. Sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hoá gluxit và lipit trong và ngoài cơ thể đều là CO2 + H2O. Nhưng oxy hoá protit không hoàn toàn chỉ cho CO2 và H2O, mà còn các chất khác chứa nitơ theo nước tiểu bài tiết ra ngoài. Ngoài ra còn do hiệu suất tiêu hoá của ba loại chất năng lượng trên không giống nhau cũng ảnh hưởng đến lượng nhiệt sinh ra trong cơ thể. Mỗi 1g gluxit, lipit, protit sản sinh nhiệt có hiệu quả sinh lý của cơ thể là:
 1 gam gluxit sản ra 4 Kcal;
 1 gam lipit sản ra 9 Kcal;
 1gam protit sản ra 4kcal.

Thức ăn của cơ thể người nói chung có thành phần như sau: protit chiếm 10-14%, lipit: 15-25%,
gluxit: 60-70%.


b. Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể
Sự tiêu hao năng lượng của cơ thể người bao gồm chuyển hoá cơ sở, hoạt động thể lực và tác động đặc thù của thức ăn. Sự tiêu hao năng lượng còn phụ thuộc vào tính đặc thù của chức năng sinh lý và khác nhau ở các đối tượng, như nhi đồng, sản phụ. Sự trao đổi năng lượng trong cơ thể rất phức tạp do ảnh hưởng của các yếu tố lao động nghề nghiệp, môi trường, dinh dưỡng, sinh lý, bệnh lý. . .
Trong đó yếu tố hoạt động thể lực biểu hiện rõ nét nhất.

* Chuyển hoá cơ sở là mức chuyển hóa năng lượng của cơ thể trong điều kiện cơ sở, bao gồm việc sử dụng năng lượng cần thiết cho sự sống của các tế bào ở mức các quá trình oxy hoá, bảo đảm trọng lực cơ và hoạt động của các hệ thống (tuần hoàn, hô hấp, thận, gan, não) ở mức tối thiểu. Chuyển hoá cơ sở chịu ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, lứa tuổi, chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khoẻ và thường được tính toán trên lkg trọng lượng cơ thể, hay trên lm2 diện tích da. Trên thực tế chuyển hoá cơ sở được đo trong trạng thái nghỉ ngơi, nằm trên giường thả lỏng cơ, không ngủ, sau bữa ăn 10-12 giờ, nhiệt độ phòng khoảng 200C
Nói chung, chuyển hoá cơ sở ở người trưởng thành nam giới là lkcal/1kg trọng lượng cơ thể/1giờ, hoặc 40kcal/1m2 điện tích.. cơ thể/1giờ.
Diện tích cơ thể được tính theo công thức:
DT cơ thể (m2) = 0,0061 Chiều caơ(cm) + 0,0123 cân nặng/kg) -0,1529
Chuyển hoá cơ sở của nữ kém nam 5%, người già thấp hơn 10-15%.

* Năng lượng và hoạt động thể lực. Hoạt động thể lực bao gồm hoạt động lao động và thể dục thể thao, là yếu tố quan trọng làm tăng sự tiêu hao năng lượng của cơ thể và nó có biến động tương đối lớn. Năng lượng tiêu hao phụ thuộc vào tính chất hoạt động, cường độ, thời gian hoạt động, mức độ kỹ năng, kỹ xảo được hình thành. Cường độ lao động lớn trong thời gian dài thì năng lượng tiêu hao lớn. 'Trình độ kỹ năng thấp thì năng lượng tiêu hao lớn.


c. Tác dụng đặc biệt của thức ăn
Sau khi ăn nhiệt lượng toả ra ngoài tăng hơn trước lúc ăn, bởi vì khi ăn xuất hiện hiện tượng làm tăng trao đổi chất bên ngoài, gọi là tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn. Hiện tượng này có liên quan đến quá trình đồng hoá, oxy hoá, sử dụng và chuyển hoá nhiệt năng của cơ thể.

Tác dụng này của protit là nhiều nhất, nhiệt lượng sản sinh tới 16-30%; đối với gluxit là 5-6%; lipit: 14-15%. Nói chung tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn hỗn hợp là 10%, các loại đường cao cấp chiếm 8%, các loại thịt cao cấp chiếm 15% .


Trích “Vệ sinh dinh dưỡng và các loại thuốc đặc hiệu cho vận động viên” NXB THỂ DỤC THỂ THAO năm 1999.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét