Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Đôi điều về Beethoven (thiên tài bất hạnh)




Từ lâu, công chúng đã quen thuộc với tên tuổi bất tử của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức thế kỷ 19 Ludvigvan Beethoven. Chỉ kể các bản giao hưởng số 3: "Anh hùng", giao hưởng số 5: "Định mệnh", giao hưởng số 9 với chương kết "Hướng tới niềm vui", hoặc sonate "Ánh trăng", sonate "Apassionata"... cũng đủ thấy niềm vinh quang mà ông đã đạt được trong cuộc đời nghệ sĩ 57 năm (1770-1827).


Nhưng có lẽ ít người biết đến những bất hạnh mà Beethoven phải nếm trải khiến nhiều lúc ông tự nguyền rủa mình sao lại sinh ra trên đời này. Ông thậm chí có ý định tự sát và đã viết bản di chúcgửi lại cho hai người anh với dòng chữ "Thực hiện sau khi tôi chết" viết ngày 16/10/1802 tại một làng quê vùng ven đô thành phố Vienna. Giở lại trang sử cuộc đời những nhạc sĩ thiên tài của thế kỷ trước, không hiếm những trang thấm đầy nước mắt đau khổ của Johan Sebastian Bach, Wolgang Amadeus Mozart, Frederic Chopin,... nhưng dường như sự bất hạnh của Beethoven là chồng chất hơn cả. Roi vọt, đòn đau của người bố tham lam, chỉ muốn con mau chóng trở thành thần đồng để kiếm tiền, những bước đường vào đời long đong, lận đận, gian truân không kể xiết. Đến lập nghiệp ở Vienna, thủ đô nước Áo, thoạt đầu tưởng như suôn sẻ do tài ứng tác tuyệt vời trên piano của ông (một số người cho rằng vượt cả Mozart), nhưng với bản tính không chịu gục lụy giới quyền quý giàu có, tài năng của ông thường không được giới quyền quý công nhận.
Còn truyền lại đời nay trong lịch sử âm nhạc câu chuyện giữa Beethoven và nhà quý tộc Lichnopxki: Trong một buổi chiêu đãi các sĩ quan quân đội của Napoleon khi đó đang chiếm đóng thành phố Vienna, Lichnopxki đề nghị, rồi ra lệnh cho Beethoven biểu diễn nhưng ông cương quyết từ chối, rời nhà Lichnopxki trong cơn mưa tầm tã. Về đến nhà, Beethoven đập tan pho tượng bán thân của Lichnopxki tặng ông, và viết bức thư phẫn nộ: "Là hoàng thân như ông hiện nay là do sự ngẫu nhiên của việc sinh đẻ, còn là như tôi hiện nay là do chính tôi học hỏi mà nên. Hoàng thân thì đang và sẽ còn có hàng ngàn, còn Beethoven thì chỉ có một mà thôi!".
Với tính cách ấy, và với số lượng sáng tác ngày càng hướng về đấu tranh cách mạng, xa rời thị hiếu của giới thượng lưu, ông sống ngày càng túng thiếu cho đến khi từ giã cõi đời. Beethoven là người luôn tha thiết được hưởng cuộc sống gia đình ấm cúng bên một người vợ yêu, nhưng đường tình duyên của ông chẳng hề suôn sẻ. Tình yêu đầu tiên ông dành cho tiểu thư quý tộc Giulieta Gvitracdi không được đáp lại vì cô nàng quá chú trọng đến chuyện "môn đăng hộ đối" và sau đó kết hôn với vị bá tước chủ hiệu bánh ngọt lắm tiền nhiều của. Tình yêu thứ hai dành cho Theresa Brunxvich cũng bị gia đình quý tộc của cô ta ngăn trở dù cô rất yêu và đến cuối đời vẫn dành tình cảm cho ông.

Điều khổ tâm nhất trong cuộc đời nhạc sĩ Beethoven chính là bệnh điếc. Dấu hiệu của căn bệnh hiểm nghèo này tự bản thân Beethoven phát hiện ra từ năm 1796, lúc ông 26 tuổi. Một hôm, trong một buổi đi chơi rừng, người bạn đồng hành nhắc ông nghe tiếng sáo vút lên ở đâu đó, mà Beethoven lại chẳng thấy gì. Về sau, nếu không đứng gần, ông không thể nghe thấy những âm cao của giọng hát và những cây đàn. Bệnh cứ từ từ phát triển, dù Beethoven cố giấu mọi người, tự tìm thuốc chạy chữa. Mãi đến đầu năm 1801, ông mới thổ lộ với người bạn bác sĩ trong một bức thư: "... Tôi đang sống một cuộc sống thảm hại. Đã 2 năm nay tôi lẩn tránh mọi người vì không đủ can đảm để thú nhận rằng mình bị điếc. Nếu tôi làm một nghề gì khác thì còn khả dĩ, nhưng với nghề của tôi thì điều đó thật khủng khiếp. Liệu những kẻ thù ghét tôi, vốn cũng chẳng ít, sẽ nói gì về điều này?... Tôi muốn chống lại số phận nghiệt ngã, cho dù trong đời sẽ có lúc tôi cảm thấy mình là người bất hạnh nhất!".
Không có thuốc nào giúp ông loại bỏ được bệnh tật bởi thời đó, y học chưa đủ tiến bộ để tìm ra nguyên nhân căn bệnh chứ đừng nói đến chữa trị. Đến năm 1816 thì ông hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa và phải dùng bút viết ra những điều mình cần trao đổi với người khác. Nhưng ông vẫn tiếp tục sáng tác những tuyệt phẩm, trong đó có các bản sonate cho piano, những tứ tấu đàn dây, và nhất là bản giao hưởng số 9, một tác phẩm bất hủ, lớn nhất và đặc sắc nhất trong kho tàng nhạc giao hưởng của thế giới. Ông vẫn có thể nhìn tay người trên phím đàn mà nhận ra âm thanh và vẫn có những lời chỉ bảo vô giá, như trường hợp nhạc sĩ Schubert đến thăm và xin ý kiến về sáng tác của mình.
Một thiên tài âm nhạc gặp đầy bất hạnh trong cuộc đời, nhưng bằng ý chí kiên cường, lòng yêu nghệ thuật không bờ bến ông đã đủ sức, đủ tài năng để lại cho đời sau một di sản âm nhạc vô giá, sống mãi với thời gian.



Fur elise
Bản Fur Elise - For Elise - Lettre à Élise của Beethoven là một bản mà rất nhiều người biết. Bản này được sáng tác khoảng 1810, nhưng hơn 50 năm sau mới được xuất bản, năm 1867, nghĩa là sau khi ông qua đời. Tựa đề của bản nhạc cho ta nghĩ rằng đây là một ‘bức thư gửi Elise’, nhưng đó là một sự nhầm lẫn của nhà xuất bản. Bản nhạc này lý ra phải là Fur Theresa (Gửi Theresa). Theresa là một cô gái mà Beethoven hy vọng sẽ kết hôn vào năm 1810. Dù sao đi nữa, bản nhạc này trở nên một lời tỏ tình của một chàng thanh niên mới biết yêu: những nốt nhạc lặp đi lặp lại diễn tả cái ngập ngừng rất lâu trước khi thoát thành một câu nói trôi chảy... và phải mất nhiều cái áp úng như thế thì lời tỏ tình cuối cùng mới trào ra lai láng...



Bản Sonata Ánh Trăng (Moonlight Sonata).
Bài giao hưởng này nghe thì tuyệt vời - nhưng nếu biết xuất xứ của nó bạn sẽ còn phải thốt lên tuyệt vơi hơn nữa ! Bài này nghe thì buồn nhưng nếu nghe kỹ hơn nó sẽ làm mình yêu cuộc sống hơn rất nhiều . Bản sonata chứa đựng sự đau đớn đến tột cùng của con người nhưng trong sự đau đớn đó lại đâm chồi hy vọng . Sự hy vọng một cái gì tốt đẹp hơn trong cơn bão đau khổ . Cuối cùng cái nào sẽ thắng ....

Xuất xứ bài Sonata Ánh Trăng

Vào năm 1801 là lúc Beethoven đang sống ở Vienna - thủ đô nước Áo - kinh đô âm nhạc của thế giới khi ấy . Bên cạnh việc sáng tác , để có thể trang trải cho những khó khăn trong cuộc sống của mình ông còn phải đi dạy nhạc cho con gái các nhà quý tộc . Một trong những học trò của Beethoven là Countess Giulietta Guicciardi - Beethoven đã đem lòng yêu cô gái này ngay từ lần gặp đầu tiên , Giulietta dường như cũng biết được tình cảm của Beethoven dành cho mình nhưng nàng chỉ im lặng , điều ấy khiến Beethoven càng thêm hi vọng . Vào một tối sau buổi học , dưới vòm hoa rất đẹp của nhà Giulietta , Beethoven đã ngỏ lời với người mình yêu nhưng ông thực sự thất vọng và đau khổ khi bị từ chối .

Không về nhà , ông đi một mình trên đường phố thành Vienna một cách vô định , lúc này ông chẳng để ý gì đến thế giới xung quanh nữa , và cũng chẳng biết mình đang đi đâu Đã rất khuya , lúc này Beethoven đang đứng cô đơn một mình trên chiếc cầu bắc qua dòng Danube xinh đẹp , hiền hòa. Gió và nước sông Danube lấp lánh ánh vàng làm Beethoven chợt thoát khỏi dòng suy nghĩ và nhận ra đêm nay là một đêm trăng rất sáng . Cả thành Vienna cổ kính đang chìm sâu vào giấc ngủ , tĩnh lặng dưới ánh trăng dịu dàng huyền ảo .

Bất chợt ông nghe thấy đâu đó tiếng đàn Piano vang lên thánh thót nhưng buồn bã , xa vắng . Đi theo âm thanh của cây đàn Beethoven cuối cùng cũng đến được một ngôi nhà trong khu lao động nghèo , trong nhà chỉ có một người cha đang ngồi nghe con gái mình chơi dương cầm . Người cha của cô gái nói với Beethoven rằng con gái mình đã không được nhìn thấy ánh mặt trời ngay từ khi mới sinh ra , suốt đời cô chỉ có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ÁNH TRĂNG trên dòng Danube ... người cha đau khổ nói rằng có lẽ chẳng bao giờ ông có thể đem đến cho con niềm hạnh phúc giản dị ấy Beethoven cảm thấy rất ngạc nhiên khi thấy cô gái vẫn chơi được piano và xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và số phận không may mắn của người thiếu nữ . Ông ngồi vào cây dương cầm và bắt đầu chơi , những nốt nhạc cứ ào ạt dâng lên theo cảm xúc mãnh liệt của nhà soạn nhạc thiên tài , lúc nhẹ nhàng hiền dịu như ánh trăng , lúc lại mạnh mẽ mênh mang như sóng Danube - những nốt nhạc và ánh trăng như hòa quyện vào với nhau dường như đang đưa con người ta đến một thế giới cổ tích huyền ảo - ở nơi ấy , không còn những lo toan thường nhật của cuộc sông lao động nghèo khó vất vả , không còn những bất công , đau khổ - mà là một thế giới của tình yêu , lòng nhân ái , sự cao thượng - một thế giới của chân thiện mỹ mà từ thuở hồng hoang cho đến bây giờ , con người vẫn không ngừng khao khát vươn tới .


Xin nhấn mạnh rằng , bài này được Beethoven ngẫu hứng sáng tác ngay từ sự việc được chứng kiến và chơi ngay tại chỗ chứ không hề chuẩn bị trước .

Đọan thứ 1 : Đây chính là phần được biết đến nhiều nhất. Nét giai điệu trong chương một là những âm điệu chậm rãi khoan thai, trên nền hợp âm rải là những giai điệu sâu lắng, đưa người nghe vào một thế giới vô thức, thế giới của giấc mơ và hồi ức. Chương một của bản sonata được coi là một bản dạ khúc tuyệt vời

Đọan thứ 2 : Chuẩn bị cho người nghe mốt sự việc sắp xảy ra và sẽ rất dữ dội

Đọan cuối : Một cơn bão thật sự nổi lên và khi nghe đến đọan này người nghe có cảm giác chính họ đang vật lôn và cố gắng vượt qua cơn cuồng phong của định mệnh


ST

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét