Thứ Tư, 5 tháng 5, 2010

Chất khoáng


Khoảng 4% trọng lượng cơ thể được cấu thành bởi 22 nguyên tố vi lượng mà ta gọi là các chất khoáng. Các chất khoáng này bộ phận cấu thành của các men(enzim), các nội tiết tố, các vitamin… tạo nên các tổ chức trong cơ thể.


Các chất khoáng này có ở mọi nơi trong thiên nhiên: cây cỏ, hoa quả, nước,thịt, cá…

Chức năng chủ yếu của chất này là cấu tạo thành phần của các enzim hoạt động điều chỉnh toàn cơ thể. Các nguyên tố này rất quan trọng trong quá trình tổng hơp glycogen. Lipit và protein và đặc biệt là trong quá trình hình thành các tổ chức, điều hòa quá trình trao đổi chất, sự cân bằng toan kiềm và sự cân bằng nước khoáng.

Những nguyên tố cơ thể cần tương đối nhiều là: canxi, photpho, kali và natri (Ca, P, K, Na).

Những nguyên tố cơ thể cần tương đối ít là: sắt, coban, iot, kẽm, fluo( Fe, Co, I, Zn, F1).

Với cấu trúc bữa ăn cân đối,đầy đủ các thành phần thì các yếu tố vi lượng này đã được cung cấp đầy đủ mà không cần đặc biệt chú ý thêm.

Đới với vận động viên sắt(Fe) và yếu tố vi lượng cần quan tâm nhất.

Sắt là một trong những thành phần cấu trúc không thiếu được của hồng cầu (hemoglobin) và cơ (myoglobin ) .

Vì vậy sắt có vai trò quan trọng trong hệ thống vận chuyển oxy và khả năng hoạt động cơ.

Thiếu máu do thiếu hồng cầu là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng vận động đặc biệt trong hoạt động sức bền.

Sự thiếu hụt sắt trong cơ thể gây giảm sức mạnh, giảm sức bền và chống mệt mỏi, giảm khả năng chú ý và giảm tốc độ phản xạ. Tất cả những yếu tố này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động thể thao.

Những yếu tố gây thiếu sắt trong cơ thể vận động viên là:

- Quá trình bài tiết mồ hôi quá lớn; hành kinh nhiều, kéo dài gây mất máu, giảm quá trình hấp thụ sắt qua màng ruột.

- Quá trình phá hủy hồng cầu tăng, tập luyện gắng sức lớn gây thải hồng cầu qua nước tiểu.

- Giảm tổng hợp hemoglobin do thiếu sắt và B12, từ thức ăn hoặc do nhu cầu giảm trọng lượng cơ thể.

Vì nhu cầu sắt tương đối lớn hơn so với những chất khoáng khác trong hoạt động thể thao nên thường kỳ nên có sự theo dõi về y học đối với vận động viên để có thực đơn đầy đủ hoặc uống thêm khi cần thiết.

Nhu cầu hàng ngày của sắt với vận động viên là 12- 15 mg.

Các thức ăn giàu sắt là các loại thịt (có màu hồng),

Gan, trứng, và các loại hạt, đậu đỗ, sữa…

Chúng ta có thể tăng khả năng hấp thụ sắt bằng cách ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là chanh có hàm lượng vitamin C cao.

Dạng hoat động     Ca (g)    K(g)    Fe(g)   Mg(g)   I(g)     Muối(g)
Người bình thường 1,4        2,0      1,5      3,0        0,01      5,0
Sức mạnh              2,5        5,0       3,0      3,5       0,03     10,0
Sức mạnh bột phát 2,5       5,0       3,0      3,5       0,03      10,0
Sức bền                 2,0       5,0       3,0      3,5       0,03     15 – 20,0

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét